Trầu không và công dụng chữa bệnh của trầu không
Trầu không là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn ...
Trầu không là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam,Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống “Magahi” (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA TRẦU KHÔNG
P_9TRẦU KHÔNG, trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng, mjầu (Tày), lau (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA TRẦU KHÔNG
Lá, rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRẦU KHÔNG
Cả cây chứa tinh dầu gồm eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen, cadinen; tanin, đường, caroten, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, vitamin C; acid amin.
4. CÔNG DỤNG CỦA TRẦU KHÔNG
Chữa viêm mủ chân răng: Nước ép hoặc cao lá ngậm, bôi. Nước sắc lá rửa hoặc đắp trị vết thương, bỏng, lở loét, mụn nhọt, chàm, viêm mạch bạch huyết. Lá đắp ngực chữa ho, hen; đắp vú làm cạn sữa. Lá xát xương sống chữa cảm mạo. Rễ (8-12g) sắc uống chữa thấp khớp.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA TRẦU KHÔNG
Trầu không có tên khoa học là PIPER BETLE L thuộc họ PIPERACEAE
6. MÔ TẢ CỦA TRẦU KHÔNG
Dây mọc bám, có rễ phụ ở mấu. Thân nhẵn, có khía dọc. Lá mọc so le, hai mặt nhẵn bóng. Gân lá hình chân vịt. Cụm hoa hình bông đuôi sóc, mọc thõng xuống gồm hoa đực và hoa cái. Quả mọng, hình cầu, phủ lông ở đỉnh. Toàn cây có tinh dầu thơm.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA TRẦU KHÔNG
Tháng 5-8.
8. PHÂN BỐ CỦA TRẦU KHÔNG
Cây được trồng ở khắp nơi, nhất là ở miền nam.
Trên đây là một số thông tin về trầu không, thành phần hóa học cũng như tác dụng của trầu không được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)