Cây ba kích và công dụng của cây ba kích
Cây ba kích còn có tên khác là cây ba kích thiên, dây ruột gà. Là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn, cành non, có cạnh. 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY BA KÍCH Dây ruột gà, ba kích thiên, chẩu phóng xì, sáy cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), ...
Cây ba kích còn có tên khác là cây ba kích thiên, dây ruột gà. Là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn, cành non, có cạnh.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY BA KÍCH
Dây ruột gà, ba kích thiên, chẩu phóng xì, sáy cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, chày kiàng đòi (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY BA KÍCH
Rễ. Đào quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy. Khi gần khô, đập dẹt, rồi phơi, sấy tiếp đến khô hẳn.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BA KÍCH
Rễ chứa đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C, tinh dầu, anthraglucosid, phytosterol.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY BA KÍCH
Rễ có tác dụng bổ, chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bế kinh, phong thấp, huyết áp cao. Ngày dùng 8- 16g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế từ cao hoặc rượu thuốc. Không dùng khi rong kinh, kinh sớm.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY BA KÍCH
Cây ba kích có tên khoa học là MORINDA OFFICINALIS How thuộc họ RUBIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY BA KÍCH
Dây leo, sống nhiều năm; ngọn màu tím, có lông. Lá mọc đối, hình thuôn dài, có lông; lá kèm hình ống, Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành cụm ở kẽ lá. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông (Morinda cochinchinensis DC.) và cây mặt quỉ (M. villosa Hook.)
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY BA KÍCH
Hoa: Tháng 5- 6; Quả: Tháng 7- 10.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY BA KÍCH
Cây mọc hoang ở rừng thứ sinh, trung du và miền núi.
Trên đây là một số thông tin về cây ba kích, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây ba kích được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)