04/06/2018, 11:04

Cây ráy và công dụng của cây ráy

Ráy là loại cây thân mềm, thường mọc hoang trong vườn, cao 0,30 – 1,40m, phía dưới bò trên đứng. Phần dưới đất có thân rễ hình cầu, sau phát triển thành củ. Củ ráy có nhiều đốt ngắn, trên có vảy màu nâu. Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội): củ ráy 2-3 năm thường được sử dụng làm thuốc. Sau khi đào ...

Ráy là loại cây thân mềm, thường mọc hoang trong vườn, cao 0,30 – 1,40m, phía dưới bò trên đứng. Phần dưới đất có thân rễ hình cầu, sau phát triển thành củ. Củ ráy có nhiều đốt ngắn, trên có vảy màu nâu. Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội): củ ráy 2-3 năm thường được sử dụng làm thuốc. Sau khi đào lên, củ ráy được rửa sạch, cắt bỏ rễ non, cạo bỏ vỏ ngoài đem phơi khô hay để tươi là đã trở thành vị thuốc chữa bệnh.

images998536_ray

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY RÁY

Cây ráy có tên gọi khác là ráy dại, dã vu, khoai sáp, vạt vẹo (Tày), co vát (Thái).

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY RÁY

Lá, thân rễ. Thu hái quanh năm. Lá dùng tươi. Thân rễ luộc kỹ cho bớt ngứa. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY RÁY

Thân rễ chứa phytosterol, alcaloid, glucose, fructosa.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY RÁY

Chữa lở ngứa, mụn nhọt, sưng tấy rắn cắn: Thân rễ, lá tươi giã nát, thêm nước uống, bã đắp. Còn chữa đau bụng, nôn mửa, viêm phổi, sốt rét: Ngày 10 – 20g thân rễ khô sắc uống. Dùng cao dán trị mụn nhọt. Cây có vị ngứa độc, dùng thận trọng.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY RÁY

Tên khoa học của cây ráy là ALOCASIA MACRORRHIZA (L.) Schott thuộc họ ARACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY RÁY

15_Sep_2014_090043_GMTA3

Cây cỏ cao 0,5 – 1m, sống nhiều năm. Thân rễ dài hình trụ, mập có nhiều đốt. Lá to hình tim, có cuống dài và có bẹ. Cụm hoa là một bông mo mang hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả mọng hình trứng, màu đỏ. Loại ráy lá quăn dùng tốt hơn.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY RÁY

Tháng 1 – 5.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY RÁY

Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát.

Trên đây là một số thông tin về cây ráy, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây ráy được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)

0