Cấu trúc đề văn và cách hỏi nghị luận khác lạ gây nhiều khó khăn cho thí sinh

Kết thúc giờ làm bài môn ngữ văn, nhiều thí sinh cho biết cấu trúc đề thi tương tự năm trước nhưng cách hỏi có khác lạ. Việc liên hệ giữa hai tác phẩm "Hai đứa trẻ" và "Chiếc thuyền ngoài xa" gây nhiều khó khăn cho thí sinh trong môn thi đầu tiên. Xem thêm: >>> Lịch thi THPT Quốc ...

Kết thúc giờ làm bài môn ngữ văn, nhiều thí sinh cho biết cấu trúc đề thi tương tự năm trước nhưng cách hỏi có khác lạ. Việc liên hệ giữa hai tác phẩm "Hai đứa trẻ" và "Chiếc thuyền ngoài xa" gây nhiều khó khăn cho thí sinh trong môn thi đầu tiên.

Xem thêm:

>>> Lịch thi THPT Quốc gia 2018 - Chính thức từ Bộ Giáo dục

>>> Tổng hợp đề thi các môn trong kỳ thi tuyển sinh THPT Quốc gia 2018

>>> Gợi ý đáp án các môn trong kỳ thi tuyển sinh THPT Quốc gia 2018

Thí sinh Lê Nguyễn Khánh Vân (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết do cấu trúc đề không thay đổi nên thí sinh chỉ cần thực hiện theo những kỹ năng được giáo viên hướng dẫn, ôn tập để giải quyết các câu hỏi.
 
Cấu trúc đề văn và cách hỏi nghị luận khác lạ gây nhiều khó khăn cho thí sinh
 
Riêng câu nghị luận văn học, cách hỏi có chút thay đổi. Các năm trước đề yêu cầu so sánh 2 hình ảnh đơn thuần thì năm nay đòi hỏi thí sinh đưa ra phân tích, nhận định về sự đối lập.
 
B. Thanh (ghi)
 
Thí sinh Hà Giang, học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình, cho biết thích câu nghị luận xã hội về sứ mệnh "Đánh thức tiềm lực" của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay nên bạn viết say sưa và có nhiều ví dụ thực tế từ quá trình học và đọc sách báo hằng ngày.
 
Giang cũng cho biết câu nghị luận văn học tạo cảm hứng cho các học sinh khi nhắc đến 2 tác phẩm khá thú vị là Hai đứa trẻ và Chiếc thuyền ngoài xa. 
 
Thí sinh Trần Gia Huy, học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình, cho rằng câu nghị luận xã hội khá lạ. Song sẽ không khó để phát triển các ý. "Đề này học sinh khá có thể dễ có được 7 điểm". Huy nói.
 
Cấu trúc đề văn và cách hỏi nghị luận khác lạ gây nhiều khó khăn cho thí sinh
 
Rất vui vẻ bước qua cổng trường thi, Nguyễn Mạnh Khang, học sinh THPT Nguyễn Thái Bình cho hay dù không dự đoán trúng đề nào trong cả các câu nghị luận văn học và nghị luận xã hội nhưng việc ra đề về đánh thức tiềm lực đất nước, hay liên hệ giữa 2 tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và Hai đứa trẻ đều khá hay. "Với câu nghị luận xã hội, bạn là một người yêu nước và có kiến thức xã hội rộng một chút, bạn sẽ làm rất tốt", Khang nói. 
 
T.Hằng (ghi)
 
Tại Điểm thi Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước). Thầy Lương Văn Cương, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết thí sinh dân tộc thiểu số chiếm 40% và có 80% đăng ký xét tuyển ĐH và CĐ.
 
Kết thúc môn văn, các thí sinh đều cho biết đề thi khá nhẹ nhàng. Thí sinh Gia Thị Hà (dân tộc Tày) cho biết đề không khó, riêng phần nghị luận xã hội em trình bày khá tốt nội dung đánh thức tiềm lực quốc gia ở mỗi cá nhân khi liên hệ với trách nhiệm bản thân.
 
Cấu trúc đề văn và cách hỏi nghị luận khác lạ gây nhiều khó khăn cho thí sinh
 
Trong khi đó, Thị Thuỷ (dân tộc M nông) xác định rõ chỉ thi để xét tốt nghiệp và cho biết đề hơi khó, riêng phần câu hỏi liên quan đến tác phẩm Hai đứa trẻ em không làm được.
 
Hà Ánh (ghi)
 
*** Giáo viên Lê Minh Tân (Q.2, TP.HCM) nhận xét, câu 1 đề văn cho khá hay, gợi nhiều suy nghĩ để học trò thể hiện ý kiến bản thân. Từ đọc hiểu văn bản, học trò dẫn qua viết nghị luận xã hội. Sứ mệnh đánh thức tiềm lực nghe thì thấy quen và dễ, nhưng để nói hay thì khó lắm vì đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và có hiểu biết về đất nước, xã hội. Và nhất là phải có chính kiến của bản thân, ước nguyện riêng của bản thân, không thì sẽ trở thành sáo rỗng, giáo điều và không sâu.

Giáo viên Nguyễn Văn Cải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi, TP.HCM) nhận xét: Nhìn chung đề văn khá chuẩn, đúng trọng tâm, cơ bản vừa sức thí sinh. Nếu chuẩn bị kỹ, học sinh trung bình sẽ làm được bài. Đề này cũng sẽ phân loại được thí sinh (nhất là câu 2 phần làm văn).

Cấu trúc đề văn và cách hỏi nghị luận khác lạ gây nhiều khó khăn cho thí sinh

Phần đọc hiểu hỏi từ dễ đến khó, rải đều nội dung kiến thức. Câu 4 phần đọc hiểu khá mở nên cần có đáp án thật mở để bao quát hết các dạng ý kiến thí sinh. Câu 1 phần làm văn khá thú vị khi gắn với nội dung đọc hiểu ở trên. Nội dung kiến thức câu 2 làm văn không mới nhưng cách đặt vấn đề và học sinh giải quyết vấn đề đó là mới; cộng vào đó là kết hợp cả kiến thức lớp 11 và 12 như Bộ đã định hướng trước. Điều này bắt buộc thí sinh không chỉ thuộc bài, nắm nội dung mà phải biết cách làm bài, khái quát và chọn lọc nội dung đưa vào bài làm sao cho hợp lý. Đây sẽ là câu phân loại thí sinh...

Theo Thanh niên - Kênh tuyển sinh

Xem thêm:

>>> Gợi ý đáp án môn Ngữ văn THPT Quốc Gia năm 2018

>>> Đề thi Văn THPT Quốc gia 2018

0