14/01/2018, 20:43

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án Nhanh tay download miễn phí tài liệu: , để ôn thi học kì 2 tốt hơn các bạn nhé. Tài liệu hệ thống các câu ...

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2

Nhanh tay download miễn phí tài liệu: , để ôn thi học kì 2 tốt hơn các bạn nhé. Tài liệu hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm, các dạng bài tập kèm đáp án. Hy vọng, đây sẽ là tài liệu hữu ích, giúp các bạn ôn thi hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 6 học kì 2

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Cách mạng tháng tám, Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Phổ Văn, Quảng Ngãi năm học 2016 - 2017

Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Nước chảy đá mòn
C. Rau nào sâu ấy
D. Lên thác xuống ghềnh

PA. A

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?

A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

PA. C

Câu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng." (Vũ Ngọc Phan)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Nghị luận

PA. D

Câu 4. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?

A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải
B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân
C. Đừng nên coi trọng của cải
D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải

PA. D

Câu 5. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"?

A. Người làm ra của, của không làm ra người
B. Người sống đống vàng
C. Người ta là hoa của đất
D. Người còn thì của còn

PA. C

Câu 6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?

A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho
B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa
C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ
D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch

PA. D

Câu 7. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?

A. Gia đình thân yêu của em.
B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"
C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này

PA. A

Câu 8. Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?

A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?
B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?
C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?
D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?

PA. D

Câu 9. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh) thuộc loại văn bản nào?

A.Tự sự
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm

PA. B

Câu 10. "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm" (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)

Nội dung chính của đoạn văn trên là:

A. Ca ngợi lòng yêu nước là các thứ của quý
B. Thể hiện hai trạng thái của lòng yêu nước
C. Lòng yêu nước có thể âm thầm kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng cụ thể
D. Dù thể hiện dưới hình thức nào, lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá

PA. B

Câu 11. Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"?

A. Dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, toàn diện
B. Giọng văn giàu cảm xúc
C. Văn bản nghị luận mẫu mực
D. Bố cục chặt chẽ, rành mạch

PA. C

Câu 12. "Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran" (Duy Khán) Câu văn trên có mấy câu đặc biệt?

A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

PA. C

Câu 13. Ý nào dưới đây không cần thiết khi làm bài nghị luận cho đề bài: Chứng minh câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"?

A. Giải thích câu tục ngữ
B. Chứng minh truyền thống biết ơn của dân tộc
C. Phát biểu cảm nghĩ về lòng biết ơn
D. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ

PA. C

Câu 14. Văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" là của tác giả nào?

A. Đặng Thai Mai
B. Hoài Thanh
C. Phạm Văn Đồng
D. Hồ Chí Minh

PA. A

Câu 15. Văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm

PA. C

Câu 16. Câu văn "Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi" có mấy trạng ngữ?

A. Không có
B. Một
C. Hai
D. Ba

PA. C

Câu 17. Câu văn:"Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn" ở đoạn "Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn" là:

A. Câu rút gọn
B. Câu đặc biệt
C. Trạng ngữ được tách thành câu riêng
D. Câu mở rộng thành phần

PA. C

Câu 18. Trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng thao tác nghị luận nào là chính?

A. Phân tích và giải thích
B. Chứng minh
C. Phân tích
D. Giải thích

PA. B

Câu 19. Câu nào không phải là câu bị động?

A. Giáp được thầy giáo khen
B. Thằng bé bị ngã rất đau
C. Nó được mẹ dắt đi chơi
D. Nó bị phê bình

PA. B

Câu 20. Câu văn "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có" trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh nói về điều gì?

A. Ý nghĩa của văn chương
B. Công dụng của văn chương
C. Nguồn gốc của văn chương
D. Nhiệm vụ của văn chương

PA. B

0