04/06/2017, 23:32
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Quê hương: “Dân chài lưới làn da đen rám nắng ... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây. Ông viết về họ với tất cả niềm tự hào, hứng khởi: “Dân chài lưới làn da đen rám nắng, ...
Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây. Ông viết về họ với tất cả niềm tự hào, hứng khởi:
“Dân chài lưới làn da đen rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Sau một ngày ra khơi, đoàn thuyền trở về trong sự đón đợi của dân làng “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”. Cách gọi có sự đổi thay, từ những “chiếc thuyền” chuyển sang “ghe” mang đậm tính địa phương vùng biển, người đọc hiểu rằng trong từng câu chữ đều thấm đượm một tình yêu cháy bỏng. Hình ảnh “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” báo hiệu một chuyến ra khơi tốt đẹp và càng tô thêm sức sống cho bức tranh vùng vạn chài. Nổi bật lên trên nền bức tranh đó là những người dân chài. Tế Hanh đã chọn lọc những nét tiêu biểu, đúng chất nhất để nói về người dân quê mình. Đó là những con người khỏe khoắn, rắn rỏi với “làn da ngăm rám nắng”, làn da đã trải qua bao sương gió. Họ là những người lao động thực sự. Đặc biệt, nhà thơ đã nói lên nét đặc trưng của người miền biển với hình ảnh giàu sức gợi cảm: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Những chàng trai chài lưới hiện lên mang vẻ đẹp kì vĩ, cường tráng sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ. Ở họ có nét đẹp của con người đã hiên ngang chinh phục thiên nhiên. “Vị xa xăm” là vị vô hình, vị lao động miệt mài, vị của thiên nhiên hòa lẫn với con người. Hình ảnh vừa thực mà vừa lãng mạn, đầy chất thơ. Có lẽ chất muối của biển không chỉ thấm vào những con thuyền, thấm vào những người dân chài mà đã thấm đượm cả trang thơ Tế Hanh.
Hình ảnh quê hương trong dòng hồi tưởng của nhà thơ khép lại với hình ảnh bình yên: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Dù là “bến mỏi” nhưng không gợi nên sự rã rời, mệt mỏi mà ở đó là sự nghỉ ngơi thư thái chuẩn bị cho một chuyến ra khơi lại sắp sửa.
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Sau một ngày ra khơi, đoàn thuyền trở về trong sự đón đợi của dân làng “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”. Cách gọi có sự đổi thay, từ những “chiếc thuyền” chuyển sang “ghe” mang đậm tính địa phương vùng biển, người đọc hiểu rằng trong từng câu chữ đều thấm đượm một tình yêu cháy bỏng. Hình ảnh “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” báo hiệu một chuyến ra khơi tốt đẹp và càng tô thêm sức sống cho bức tranh vùng vạn chài. Nổi bật lên trên nền bức tranh đó là những người dân chài. Tế Hanh đã chọn lọc những nét tiêu biểu, đúng chất nhất để nói về người dân quê mình. Đó là những con người khỏe khoắn, rắn rỏi với “làn da ngăm rám nắng”, làn da đã trải qua bao sương gió. Họ là những người lao động thực sự. Đặc biệt, nhà thơ đã nói lên nét đặc trưng của người miền biển với hình ảnh giàu sức gợi cảm: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Những chàng trai chài lưới hiện lên mang vẻ đẹp kì vĩ, cường tráng sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ. Ở họ có nét đẹp của con người đã hiên ngang chinh phục thiên nhiên. “Vị xa xăm” là vị vô hình, vị lao động miệt mài, vị của thiên nhiên hòa lẫn với con người. Hình ảnh vừa thực mà vừa lãng mạn, đầy chất thơ. Có lẽ chất muối của biển không chỉ thấm vào những con thuyền, thấm vào những người dân chài mà đã thấm đượm cả trang thơ Tế Hanh.
Hình ảnh quê hương trong dòng hồi tưởng của nhà thơ khép lại với hình ảnh bình yên: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Dù là “bến mỏi” nhưng không gợi nên sự rã rời, mệt mỏi mà ở đó là sự nghỉ ngơi thư thái chuẩn bị cho một chuyến ra khơi lại sắp sửa.