12/07/2018, 23:28

Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Rừng xà nu

Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Rừng xà nu Dàn ý I. Mở bài: Lần đầu tiên nhà văn Nguyễn Trung Thành mở cánh cửa sáng tác vào mảnh đất Tây Nguyên là năm 1954 với bút danh Nguyên Ngọc. Ông đã xây lên từ đó tòa lâu đài văn chương ...

Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Rừng xà nu

Dàn ý

I. Mở bài:

Lần đầu tiên nhà văn Nguyễn Trung Thành mở cánh cửa sáng tác vào mảnh đất Tây Nguyên là năm 1954 với bút danh Nguyên Ngọc. Ông đã xây lên từ đó tòa lâu đài văn chương tráng lệ mang tên "Đất nước đứng lên". Mười năm sau, năm 1964, ông lại trung thành gieo hạt cảm hứng từ mảnh đất ấy để kết trái thành truyện ngắn "Rừng xà nu". Đây là linh hồn của tập truyện "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc". Tác phẩm được đưa vào chương trình giảng dạy như một kiệt tác của Nguyễn Trung Thành nói riêng và của văn chương thời kì "lửa cháy" nói chung. Đến với "Rừng xà nu", ngay ở đoạn văn mở đầu truyện, ta bắt gặp hình ảnh rừng xà nu hùng vĩ, để lại ân tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

II Thân bài:

–                     Tiền đề phân tích:

"Rừng xà nu" được Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965, ra mắt lần đẩu tiên trên tạp chí Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965. Với ý tưởng ban đầu là viết một truyện ngắn về đổng bằng, nhưng khi bắt gặp rừng xà nu ở phía tây Thừa Thiên Huế, giáp Lào, trên đường đi công tác, trong sự thăng hoa của ngòi bút nghệ thuật, Nguyễn Trung Thành đã viết "Rừng xà nu". Bản thân ông đã từng chia sẻ: "Tôi yêu thiết tha cây rừng xà nu từ ngày ấy. Đó là loại cây phóng khoáng và cao thượng, trong sạch và man dại, thân cây vạm vỡ, ứ nhựa, tán cây vừa thanh nhã, vừa rắn rỏi, tưởng như đã sống từ ngàn đời, một cây, hàng ngàn, hàng triệu, vô tận…"

Câu chuyện trong tác phẩm là sự lổng quyện của hai cuộc đời lớn: Tnú và làng Xô Man đế đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có con đường nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

Nhưng bao trùm lên mạch văn, hơi văn lại là hình tượng cây xà nu, như một sợi chỉ liền mạch, xuyên suốt… Kết nối vòng tròn, đầu cuối tương ứng đều là hình tượng cây rừng xà nu tạo nên một kết hợp hoàn hảo, như một khúc vĩ thanh tươi đẹp, quyện hòa trong bản anh hùng ca. Đặc biệt, vẻ đẹp của hình tượng xà nu được thế hiện rất rõ trong đoạn văn mở đầu tác phẩm: Làng ở trong…. chân trời.

–                     Vẻ đẹp của hình ảnh cánh rừng xà nu:

+ Rừng xà nu được xác định cụ thể: "ở cạnh con nước lớn", bao bọc lây làng. Nó như tấm lá chắn kiến cường che chắn bom đạn quân thù, bảo vệ làng Xô Man. vẻ đẹp của rừng xà nu không chi thuần túy là vẻ đẹp của tự nhiên mà lung linh, nhiều tầng ý nghĩa.

+ Vẻ đẹp tả thực của cánh rừng: Trước hết những cánh rừng xà nu xanh tươi bạt ngàn hiện lên tiêu biểu cho vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, núi non Tây Nguyên. Nó là loại vây to, khỏe, thuộc họ thông, mọc nhiều ở Kon Tum (Bắc Tây Nguyên), nhựa và gỗ đều rất quý. Nguyễn Trung Thành miêu tả vẻ đẹp của xà nu với ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên bằng ngôn ngữ chung, tác giả cho ta cảm nhận được cả màu sắc, đường nét, hình khôi, hương vị… Bức tranh cây rừng xà nu được gợi lên qua ngôn từ, với các tính từ chỉ màu sắc, các từ láy "lớng lánh", "mỡ màng", "rực rỡ". Hình ảnh cây xà nu tràn ngập trong tác phẩm mở ra một bôi cạnh thiên nhiên hùng vĩ và hoang dại tạo nên sức hấp dẫn độc đáo đậm đà màu sắc Tây Nguyên.

– Rừng xà nu biểu tượng cho đau thương, hi sinh, mất mát của nhân dân Tây Nguyên, của dân làng Xô Man trong chiến tranh ác liệt. Ngòi bút tả thực của Nguyễn Trung Thành mở ra những khung cảnh đau thương:… cả rừng xà nu, hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão…. Đạn đại bác của kẻ thù bắn thành lệ ngày hai lần, khiên cho rừng xà nu không có cây nào không bị thương. Có những cây cao vừa ngang tầm ngực người, bị đại bác chặt đứt làm đôi, ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra… rồi dần dần bị bầm lại…. thành từng cục máu lớn. Đau thương của rừng xà nu dường như cũng trở thành biểu tượng nỗi đau của dân làng Xô Man: bà Nhan, anh Sút bị treo cổ, bị chặt đầu, anh Quyết cũng như mẹ con Mai ngã xuống. Nhựa xà nu chảy là máu đổ, xà nu chịu bom đạn giày xéo, cũng là lúc con người chịu biết bao đau khổ, áp bức trong chiến tranh: ngọn roi của chúng không từ một ai… tiếng kêu khóc vang khắp buôn làng. Tất cả những gì đã tàn phá, hủy diệt màu xanh của xà nu cũng trở thành biểu tượng cho tội ác của kẻ thù với con người.

+ Xà nu là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, cho tinh thần bất khuất, anh dũng của người dân Xô Man: Đặc điểm của xà nu:… trong rừng ít có loài cây sinh sôi, nảy nở khỏe như vậy. Cạnh mỗi cây xà nu mới ngã gục, đã có bôn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thcẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Cụ Mết từng hào sảng khẳng định:… "Không gì mạnh bằng cây xà nu đất ta… đố nó giết hết rừng xà nu này".

Ở đoạn văn này, xà nu được nhân hóa như song hành, sát cánh cùng con người: xà nu ham sống, sinh sôi, nảy nở khỏe mạnh cũng như dân làng Xô Man tha thiết yêu đời, yêu tự do: Tnú, dù có bị đốt đôi bàn tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt, vẫn đi bộ đội, tham gia giết giặc và lập nhiều chiến công.

+ Xà nu biểu tượng cho sự nối tiếp của các thế hệ người dân Xô Man trong truyền thông đấu tranh cách mạng: Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thếhai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tầm ngực lớn của mình ra che chở cho làng… Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nôĩ tiếp tới chân trời. Người Xô Man tiếp bước nhau không ngừng trên con đường cách mạng, người già đi nuôi cán bộ bị sát hại thì trẻ con lên thay, anh Quyết hi sinh thì đã có Tnú lãnh đạo dân làng, Mai ngã xuống, nhưng Dít đã nhanh chóng trưởng thành còn vững hơn cả chị nó, rồi đến thếhệ của những mầm non như cậu bé Heng, cả làng Xô Man là một rừng xà nu kiến cường, bất khuất, mang một sức sống mãnh liệt, thách thức mọi độc ác, tàn bạo của kẻ thù. Sức sống ấy, tinh thần ấy, làm nên những âm hưởng hào hùng nhất trong bản anh hùng ca thời triến tranh.

+ Xà nu biểu tượng cho lòng trung thành sắt son với lí tưởng: Như cụ Mết nói: "Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn. Bao nhiêu năm người dân Xô Man đã một lòng một dạ làm cách mạng, châp nhận hi sinh, gian khổ".

– Khái quát:

+ Tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên, tượng trưng cho con người, hình tượng cây xà nu và người dân Xô Man luôn gắn bó, hài hòa với nhau trong mối quan hệ khăng khít. Xà nu được đặt bên con người mà nhân hóa lên, trở thành loài cây có sức sống, có tinh thần anh dũng, con người khi đứng cạnh xà nu, được tôn lên cái rắn rỏi, bất khuất trong tâm hồn. Cả hai kết hợp, song hành, tạo nên những hình tượng nghệ thuật thật đẹp.

+ Nghệ thuật miêu tả: "Rừng xà nu" là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm được xây dựng bằng bút pháp tả thực, các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, các tính từ, động từ được sử dụng kết hợp thành thạo. Lối kể sinh động, hấp dẫn, giọng văn hào hùng, khiến cho toàn bộ tác phẩm nói chung, và đoạn văn mở đầu nói riêng mang âm hưởng hào hùng của một khúc sử thi.

III. Kết bài:

Vẻ đẹp của xà nu ở đoạn văn mở đầu cũng như trong tác phẩm sáng tạo nên bằng niềm yêu say mê thiết tha với loài cây rừng của mảnh đất Tây Nguyên cùng với sự thăng hoa của ngòi bút Nguyễn Trung Thành. Ta đã từng không quên những cây tre xanh tự bao giờ trong thơ Nguyễn Duy, không quên dáng dừa xanh tươi mãi đến giờ trong thơ Lê Anh Xuân thì chắc chắn sẽ khắc cốt ghi tâm hình ảnh xanh bất tận của rừng xà nu trong bản hùng ca thòi "lửa cháy" của Nguyễn Trung Thành.

0