Cảm nhận về nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
– Bài làm 1 Đọc truyện ngắn Rừng xà nu, người đọc có ấn tượng mạnh mẽ song trùng là vẻ đẹp của cánh rừng và những người anh hùng trên vùng đất Tây Nguyên huyền thoại. Rừng xà nu được khắc họa từ đầu đến cuối tác phẩm vừa mang nét tự nhiên, vừa tượng cho biết bao ...
– Bài làm 1
Đọc truyện ngắn Rừng xà nu, người đọc có ấn tượng mạnh mẽ song trùng là vẻ đẹp của cánh rừng và những người anh hùng trên vùng đất Tây Nguyên huyền thoại. Rừng xà nu được khắc họa từ đầu đến cuối tác phẩm vừa mang nét tự nhiên, vừa tượng cho biết bao tính cách của con người. Trong đó, nổi bật là nhân vật Tnu. Tnu cũng xuất hiện ngay từ đầu rồi đi suốt văn bản, song hành, đầy biến động, để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc như rừng xà nu vậy. Một rừng cây – một đời người. Xà nu – loại cây thông chỉ có ở núi rừng nơi đây không chỉ “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng” mà còn góp phần sinh ra, nuôi lớn, bảo vệ và hóa thân vào tinh thần, ý chí, vào sức mạnh anh hùng của mỗi người dân, và đặc biệt là Tnu. Tnu là người con của dân làng cũng là người con của rừng xà nu.
Tnu mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nhận xét về Tnu, cụ Mết nói “Nó là người Stra mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch trong như nước suối làng ta”. Như vậy, khi còn nhỏ, số phận Tnu đã bất hạnh. Số phận bất hạnh nhưng tâm hồn anh trong sáng, dịu dàng vì tiếp nhận mạch nguồn của dòng suối quê hương. Từ đó, Tnu lớn lên trong tình thương yêu của dân làng, trong sự chở che của rừng núi. Cũng từ đó, Tnu tích hợp được trong trái tim, trong cõi lòng mình biết bao tình cảm yêu thương.
Với cánh rừng xà nu, từ đơn vị trở về làng, Tnu đứng hồi lâu ngắm nhìn, thấy hàng vạn cây xà nu “không cây nào không bị bom đạn kẻ thù bắn phá”. Rồi anh phát hiện ra vẻ đẹp của rừng cây, so sánh cây xà nu ở đất quê mình với loài cây khác, nghiệm ra rằng “rừng xa nu sinh sôi nảy nở khỏe hơn, ham ánh sáng mặt trời hơn”. Tnu như nhập hồn vào rừng cây, cảm nhận rừng xà nu như một sinh thể kì diệu, bất khuất, bất diệt. Thăm làng chỉ được một đêm, sáng hôm sau trước khi lên đường, Tnu lại đứng lặng hồi lâu ngắm rừng xà nu, lòng bang khuâng, bịn rịn như đối với người thân. Với Tnu, rừng cây, mảnh đất quê hương gắn bó bởi biết bao kỉ niệm lúc êm đềm, khi dữ dội, rừng xà nu là một phần máu thịt của anh. Với người dân làng Xô Man, Tnu coi như những người ruột thịt. Gặp cụ Mết sau ba năm xa cách, Tnu bồi hồi sung sướng “Ông cụ vẫn quắc thước như xưa…ngực căng như một cây xà nu lớn”. Tình yêu quê hương chan hòa trog tình thương mến những con người của quê hương, tình làng nghĩa xóm trong tâm hồn Tnu mặn mà, sâu nặng như tình cảm cha me, con cái trong một gia đình. Với vợ con, Tnu đặc biệt gắn bó, yêu thương. Anh xé tấm đồ của mình làm áo choàng ủ ấm cho con. Khi vợ con bị bọn ác ôn đánh đập, Tnu không sợ chết mà lao vào giữa bọn dã thú che chở và cứu vợ con “Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”.
Từ tình yêu thương, Tnu đến với cách mạng, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Ngay từ khi còn nhỏ, Tnu đã xung phong vào rừng nuôi cán bộ, được cán bộ dạy chữ và giác ngộ cách mạng. Rừng núi quê hương đã giúp Tnu học hành. Than củi trộn với nhựa xà nu cho anh màu đen sơn bảng, đá trắng ở núi Ngọc Linh cho anh phấn viết. Được anh Quyết giao nhiệm vụ và huấn luyện công tác lien tục, Tnu đã lớn lên từng ngày, từng ngày trong rừng, trong tình yêu thương của anh Quyết. Anh Quyết hy sinh. Thương anh bao nhiêu, Tnu ghi nhớ và nguyện làm theo lời anh bấy nhiêu. Trong giây phút khốc liệt nhất, mười đầu ngón tay bị giặc đốt cháy như mười ngọn đuốc, Tnu vẫn nhớ lời anh Quyết “Người cộng sản không them kêu van” và tự nhủ “Tnu không them, không them kêu van”. Đau đớn đến tột cùng, căm hờn đến ứa máu, đối mặt với cái chết, đối mặt với kẻ thù, người thanh niên cách mạng ấy luôn nghĩ tới cán bộ, nghĩ tới cách mạng và luôn giữ vững lòng trung thành, giữ vững tư thế hiên ngang, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản, người anh hùng nhân dân. Tình cảm yêu thương, lòng trung thành và tư thế của người cách mạng chính là sức mạnh tinh thần đã tôi luyện, hun đúc trong Tnu sức mạnh, ý chí gang thép để anh ngẩng đầu cao trước kẻ thù.
Khi đối diện với những kẻ cướp nước và bán nước, Tnu là hiện thân của một cây xà nu cường tráng, của rừng xà nu hiên ngang, bất khuất. Lần thứ nhất bị giặc bắt, giam cầm, tra khảo suốt ba năm, Tnu vẫn không khai, vẫn giữ trọn phẩm chất cách mạng. Rồi anh vượt ngục trở về làng. Vừa về làng, Tnu đã tham gia lập đội xung kích, tự nguyện đi bộ ba ngày lên núi Ngọc Linh gùi đá mài về mài gươm giáo, chiến đấu bảo vệ xóm làng. Trong tâm hồn anh, luôn cháy bỏng ngọn lửa cách mạng, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Lần thứ hai, khi xông ra cứu vợ con, Tnu lại bị bắt. Lần này anh phải đối mặt với bọn ác ôn dã thú, đối mặt với cái chết dữ dằn. Mười ngón tay anh bị đốt bốc lửa rừng rực. Kẻ thù biến nhựa và cây xà nu thân thương thành ngọn lửa bạo tàn thiêu đốt anh. Nỗi đau thể xác biến thành lòng căm thù. Ngọn lửa mà bọn giặc ác ôn thiêu đốt anh trở thành ngọn lửa căm thù nung đỏ trái tim anh, thành lửa cách mạng cháy sáng trong tâm hồn anh. Không thấy ngọn lửa ở ngón tay, Tnu nghe tiếng lửa trong lồng ngực. Nhờ đó, Tnu vượt qua giây phút yếu mềm. Anh không kêu van mà nhớ tới anh Quyết, nhớ tới cách mạng để tự động viên mình chiến thắng chính mình. Trong giây phút ấy, Tnu thực sự là hóa thân của cây xà nu cường tráng, đúng như cụ Mết nói “Không gì mạnh như cây xà nu đất ta”. Với sức mạnh của người chiến sĩ cách mạng và sức sống bất diệt của cây xà nu, Tnu đã nghiến răng chịu đựng mọi đau đớn, bình tĩnh trước dã tâm tăm tối của kẻ thù. Anh bỗng nghe tiếng chân ai rầm rập bên nhà ưng. Tự hỏi “Ai thế?”, vào giây phút xuất thần, Tnu hiểu rằng, mình cần phải làm gì. Anh thét lên một tiếng. Đó là tiếng kêu trả thù, tiếng gọi chiến đấu. Tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét mạnh mẽ hơn. Tiếng “Giết!”, tiếng chân người, tiếng hò reo chiến đấu của dân làng. Vậy là từ thế bị động, bị dồn vào bi kịch, người con kiên cường của Xô Man đã chuyển thành chủ động, khích lệ, động viên cả làng vùng lên tiêu diệt kẻ thù, chuyển hóa bi kịch riêng – tay không trước bày sói có vũ khí đầy đủ – để tạo thành sức mạnh tổng hợp – gươm giáo, lòng căm thù, dũng khí của con người và tiềm tang của mảnh đất,…Nghe tiếng thét của Tnu, cụ Mết và đội du kích từ trong rừng xà nu ào xuống làng. Nhựa xà nu tẩm vào những ngọn đuốc, gỗ xà nu biến thành cây gậy, cây rựa, mũi giáo tấn công kẻ địch. Mười tên giặc ác ôn bị giết, Tnu được cứu sống, Tnu đã chiến thắng, chiến thắng bằng lòng trung thành, bằng ý chí kiên cường, tư thế hiên ngang, bất khuất, sự bình tĩnh, tỉnh táo của bản thân anh, bằng sức sống của rừng xà nu, bằng tinh thần chiến đấu quả cảm, có tổ chức của cụ Mết, của dân làng Xô Man,…
Miêu tả và khắc họa nhân vật Tnu, Nguyễn Trung Thành sử dụng ngòi bút vừa tả thực với các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhịp điệu câu văn bi tráng, khi trầm hùng, lắng sâu, khi mạnh mẽ, vang dội linh hoạt. Tất cả những vẻ đẹp tính cách trên của Tnu là tích hợp những vẻ đẹp trong nhân cách, lẽ sống của cả làng Xô Man. Tnu là biểu tượng rực sáng cho sức sống tiềm tang của làng Xô Man nói riêng và biết bao mảnh đất địa linh sản sinh, nuôi dưỡng nhân kiệt Việt Nam nói chung. Nhân vật Tnu tỏa sáng chủ nghĩa anh hùng Việt Nam thời chống Mỹ, đồng thời đẫm chất sử thi. Cuộc chiến đấu và chiến thắng của Tnu, của làng Xô Man là minh chứng cụ thể cho chân lý công cuộc kháng chiến chống Mỹ lúc bấy giờ như cụ Mết nói “Nhớ lấy, ghi lấy. Chúng nó cầm sung mình phải cầm giáo”.
– Bài làm 2
Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè 1965 khi đến quối Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Câu chuyện trở về những năm 60 nói về sự kiện đồng khởi của nhân dân Tây Nguyên với chân lý “chúng nó cầm súng, ta phải cầm giáo mác”. Việc nhắc lại sự kiện xảy ra trước 1965 có ý nghĩa cảnh tỉnh và vạch ra con đường duy nhất: phải cầm vũ khí để chống lại đội quân viễn chinh của Mỹ. Rừng xà nu là bản anh hùng ca mang đậm lính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mỹ. Nhân vật tiêu biểu nhất trong tác phẩm là Tnú.
Đây là một nhân vật anh hùng, là người con vinh quang của làng Xô Man đã được Nguyễn Trung Thành khắc họa bằng những đường nét độc đáo giàu chất sử thi. Tính chất sử thi được thể hiện rõ nhất ở chỗ cuộc đời ngỡ như có số phận riêng nhưng thực ra Tnú lại đại diện cho số phận và con đường đi lên của dân tộc. Đời Tnú sống chết với cộng đồng, gắn bó với những sự kiện có ý nghĩa nhất của cộng đồng. Anh là một cây xà nu trong muôn vàn những cây xà nu khác nằm dưới tầm đại bác của giặc. Không cây nào không bị thương vì thế mà số phận của cây xà nu – Tnú cũng phải chịu những thương tích do giặc gây ra. Làng Xô Man có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của tội ác quân thù. Làng Xô Man có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của tội ác quân thù: “ Bà Nhan bị chặt đầu, anh Xút bị bắn chết, cô bé Dít đã trở thành bia cho bọn giặc nhắm bắn vui cười… Tnú cũng có số phận như cộng đồng nhưng nghiệt ngã và cay đắng hơn, tiêu biểu hơn: Anh chứng kiến cảnh giặc dùng roi sắt quật cho vợ con mình chết, và chính mình khi lao vào cứu vợ con cũng bị giặc tẩm lửa xà nu vào mười đầu ngón tay… rồi Tnú cũng lên đường tham gia lực lượng cũng như cộng đồng người Xô Man của anh nhất tề cầm vũ khí và xây dựng làng chiến đấu.
Nhân vật Tnú có những nét tính cách tiêu biểu sau:
Trước hết anh là một thanh niên gan góc, dũng cảm kiên cường có lính kỷ luật cao.
Lúc nhỏ anh đã vào rừng nuôi cán bộ dù biết rằng bà Nhan, anh Xút đã bị bắt sát hại để cảnh cáo. Tnú đi liên lạc “thường xé rừng mà đi, lựa thác mạnh mà vượt”, học chữ chậm thua Mai, Tnú đã lấy “đá đập vào đầu máu chảy ròng ròng”. Bị giặc bắt tra khảo anh đã quyết không khai, anh đã chỉ vào bụng mình – nói “Cộng sản ở đây”. Ghê gớm nhất đó là khi giặc đốt mười đầu ngón tay, mình vẫn cắn răng không kêu van. Hành động xông ra cứu vợ con với hai bàn tay trắng phần nào cũng biểu hiện được sự gan góc bất chấp cái chết của Tnú.
Câu chuyện về Tnú được cụ Mết kể trong một đêm nhân sự kiện anh nhớ làng xin đơn vị về nghỉ phép trong một ngày, sáng mai Tnú đã lên đường, điều này chứng tỏ anh chấp hành rất đúng kỷ luật của đơn vị, tôn trọng kỷ luật của làng, ý chí kiên cường đã chiến thắng được tình cảm yếu mềm của anh.
Tính cách thứ hai của Tnú đó là con người giàu ý chí biết vượt lên bi kịch cá nhân để sống đẹp.
Từ nhỏ Tnú đã đi nuôi cán bộ, vượt ngục về anh lại cùng cộng đồng mình mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu dữ dội ác liệt hơn trong nay mai.
Không gì đau đớn hơn có người vợ hiền thục có đứa con bụ bẫm, thế mà Tnú lại chứng kiến những đòn roi man rợ cùng với cái chết của vợ con. Không những thế, Tnú còn là nạn nhân của bọn giặc man rợ. Mười ngón tay tàn tật nhưng anh đã tình nguyện đi bộ đội chủ lực để giết được nhiều giặc hơn.
Nét tính cách thứ ba của Tnú là con người giàu tình nặng nghĩa. Anh gắn bó với cách mạng, hết lòng với anh Quyết, nghe theo lời anh Quyết năng học hành để làm cán bộ.
Đứa con vừa mới sinh, Tnú đã xé tấm chăn của mình làm địu. Dù không cứu được vợ con n nhưng anh xông ra trong tuyệt vọng để giặc bắt là một biểu yêu thương vợ con hết mức.
Tnú mồ côi cha mẹ lại mất vợ con cho nên buôn làng, cộng đồng đối với giờ đây là tất cả. Được về phép anh bồi hồi xao xuyến khi nghe một tiếng chày giã gạo khi nhận ra từng mặt người, từng sự thay đổi của quê hương.
Nói đến Tnú người ta thường nghĩ về chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa tay Tnú. Đó là bàn tay đã từng cầm đá đập vào đầu mình, bàn tay dắt Mai làm nương rẫy, bàn tay chỉ vào bụng mình nói đó là cộng sản, bàn tay sau vượt ngục đã run run nắm lấy tay Mai ở đầu con nước lớn của làng, bàn tay mài rìu, rựa, giáo mác… và rồi cũng bàn tay ấy đã ngắt những trái vả. Hai cánh rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh đã ôm chặt lấy mẹ con Mai lần cuối, rồi mười đầu ngón tay của Tnú bốc lửa. Bàn tay thương tật ấy đã tham gia trận đánh đã giết những thằng chỉ huy đồn giặc, bàn tay ấy lại cầm đèn pin soi rõ mặt xác quân thù (bởi Tnú luôn coi mỗi cái xác thù mà anh giết là một thằng Dục).
Rừng xà nu dạt dào âm hưởng sử thi, nó đã sáng tạo ra một nhân vật sử anh hùng. Cuộc đời bi tráng của Tnú chính là cuộc đời của dân tộc Việt Nam mộ: thời điểm lịch sử trọng đại:
Chúng muốn đốt tu thành tro bụi
Ta hỏa vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.
(Tố Hữu)
– Bài làm 3
Tây Nguyên – núi rừng hùng vĩ đầy bí ẩn với những cánh chim Ling, chơ rao rực rỡ sắc màu, với những âm thanh trầm hùng của đàn tơ rưng hay tiếng cồng chiêng của mùa lễ hội…đã đi vào trang thơ, trang văn một cách tự nhiên xúc động. với Nguyễn Trung Thành mảnh đất và con người tây Nguyên không ít thành công. Trước hết là giải nhất văn học Việt Nam 1954-1955 với tiểu thuyết đất nước đứng lên viết về buôn làng Công Hoa với anh hùng Núp trong kháng chiến chống Pháp. Một lần nữa Nguyễn Trung Thành lại bước lên đài vinh quang với truyện ngắn rừng xà nu để nhận giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu 1965. Tác phẩm viết về câu chuyện buôn làng Xô man đánh Mỹ trong đó nổi bật nhất là nhân vật Tnú – người kết tinh mọi đau thương, khát vọng và sức mạnh của cộng đồng.
Rừng Xà Nu ra đời năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu ồ ạt vào miền Nam nước ta. câu chuyện là lời kể hòa vào dòng hồi tưởng của Tnú. Truyện của một đời một người kể trong vòng một đêm đã trở thành lịch sử của một dân tộc. cuộc đời Tnú chính là cuộc đời của dân làng Xô man từ đau thương vùng lên đấu tranh và trưởng thành. Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công nhân vật Tnú giống như biểu tượng cho tây Nguyên anh dũng trong chiến đấu cách mạng để trả món nợ lòng mà ông từng gắn bó yêu thương.
Lúc còn nhỏ Tnú là một đứa trẻ mồ côi lớn lên trong sự đùm bọc cưu mang của dân làng. Cụ Mết bảo “ đời nó… nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Như vậy Tnú chính là đứa con của Xô man, của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Khác với A Phủ cùng cảnh ngộ trong truyện ngắn Vợ Chồng A phủ của Tô Hoài, Tnú được giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Ngay từ nhỏ cán bộ Quyết đã dạy Tnú và Mai trở thành những cán bộ cách mạng giỏi. Không phụ lòng mong mỏi của anh Quyết Tnú đã hội tụ và sớm bộc lộ những phẩm chất của một anh hùng tuổi nhỏ, của một người cán bộ cách mạng trong tương lai.
Ngày cán bộ đảng về đóng chốt ở buôn làng Xô man, người dân Xô man đã thay nhau đi tiếp tế cho cán bộ, cũng đã có những người bị chúng bắt và giết chết ngay trước mắt buôn làng hòng lung lay ý chí của người dân ví dụ như bà Nhan, anh Sút. Lúc ấy Tnú và Mai còn rất nhỏ nhưng không sợ mà đã xung phong đi tiếp tế và liên lạc với những cán bộ trong rừng. nếu không gan góc quả cảm thì thì sao dám nhận trọng trách ấy.
Khi đi liên lạc Tnú đã xé rừng mà đi, Tnú không chọn đường mòn, không chọn quãng nước êm mà chọn con dường gai góc, chọn quãng nước chảy xiết và lọt qua hết vòng vây của giặc. Tnú yêu thương cán bộ vượt qua súng đạn để tiếp tế thậm chí còn ngủ trong rừng cùng cán bộ vì sợ để cán bộ một mình “ nhỡ giặc bắt thì làm sao”. Còn nhỏ thế mà Tnú đã có gan góc lạ thường và có ý chí sắt đá. Một lần chẳng may bị giặc bắt Tnú sẵn sàng nuốt ngay bức thư vào bụng để giữ an toàn cho cán bộ. Khi giặc hỏi cộng sản ở đâu Tnú nhất định không khai nó đặt tay len bụng mà giõng dạc trả lời “ cộng sản ở đây này”, sau câu hỏi ấy người Tnú lại ngang dọc vết dao chém.
Gan góc, quả cảm, mưu trí là vậy nhưng Tnú lại học chữ rất chậm: học chữ o thì quên chữ a. Tnú tức và đập bể cái bảng và bỏ ra bờ suối cả ngày lấy đá đập đầu cho máu chảy ròng ròng để trừng phạt mình. Tnú quyết tâm học chữ cho được bởi anh Quyết nói: “ Phải học giỏi mới làm được án bộ giỏi” Có thể nói những phẩm chất của Tnú đã báo trước cho chúng ta sẽ có một cán bộ cách mạng trung kiên bất khuất.
Ba năm sau Tnú vượt ngục trở về làng, anh đã trưởng thành như một cây xà nu cường tráng “ bộ ngực rộng hai cánh tay chắc như lim”. Tnú mang vẻ đẹp của con người đã quen cái nắng, cái gió trên mảnh đất Tây nguyên. Anh trở thành một cán bộ cách mạng trung kiên thay anh Quyết lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Tnú lấy Mai cô bé học chữ hơn anh thuở nào. Hạnh phúc trọn vẹn khi đứa con ra đời giống anh đến lạ lùng. Đó là đoạn đời hạn phúc nhât nhưng cũng bi thương nhất của Tnú.
Nghe tin Tnú trở về lãnh đạo dân làng Xô man chuẩn bị khởi nghĩa, kẻ thù rất gườm anh. Chúng khiếp sợ và gọi chàng là con cọp bao lần phục kích mà chúng không bắt được. Sau đó chúng lập kế hoạch bắt cọp cái, cọp con để dụ con cọp đực ra. Thế rồi chúng bắt mẹ con Mai tra tấn cho đến chết. đứng sau gốc cây vả chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn lòng căm thù trong con người anh sục sôi nóng bỏng, hai con mắt anh như hai ngọn lửa lớn. Mặc cho sự ngăn cản của cụ Mết, Tnú xông lên cứu mẹ con Mai nhưng đôi bàn tay ấy không cứu được vợ, mẹ con Mai vẫn chết, bản thân Tnú thì bị bắt và tra tấn dã man. Chúng tẩm xăng xà nu quấn rẻ quanh mười đầu ngón tay rồi chạm lửa đốt “ một ngón, hai ngón, ba ngón cháy rồi lại bén rất nhanh trong tích tắc mười ngón tay Tnú như mười ngọn đuốc sống”. Bị giặc bắt và tra tấn dã man như vậy nhưng Tnú không kêu rên nửa lời, anh vẫn nhớ đinh ninh lời dặn của anh Quyết: “ Người cộng sản không thèm kêu van”. Bi kịch Tnú hay chính là bi kịch của làng Xô man. Tnú có tát cả sức khỏe, phẩm chất anh hùng, có lòng căm thù giặc sâu sắc, có ý chí quyết tâm đấu tranh nhưng anh vẫn thất bại vì anh chỉ có một mình với đôi bàn tay không. Từ cuộc dời Tnú dã sáng ngời chân lý của thời đại: “ chúng nó đã cầm súng thì ta phải cầm giáo mác”.
Trong đêm bị giặc bắt Tnú không chỉ mất mười đầu ngón tay, không chỉ bị hành hạ nỗi đau thể xác mà anh còn vĩnh viễn mất mẹ con Mai. Nỗi đau tinh thần không bao giờ liền sẹo được. sức chịu đựng vì đau đớn, lòng căm thù sục sôi vì mất vợ con tất cả được dồn nén trong một tiếng lớn. Tiếng thét của Tnú vang dội trong đêm ấy vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn giục dã cộng đồng Xô man đứng lên quật khởi. Đêm đau thương của Tnú cũng là đêm “ rừng Xô man ao ào rung động”. có thể nói ngọn lửa căm thù từ đôi tay Tnú đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy của dân làng Xô man. Cuộc đời Tnú cũng là những trang sử của dân làng Xô man từ đau thương mất mát họ đã vùng lên chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Khi họ nhận ra chân lý thì cũng là lúc họ nhận tức được trách nhiệm cảu mình đối với sự tồn vong của quê hương đất nước.
Như vậy khi xây dựng nhân vật Tnú Nguyễn Trung Thành đã soi rọi nhân vật qua nhiều góc nhìn khác nhau để thể hiện vẻ đẹp hoàn thiện của hình tượng. Có lẽ sức hấp dẫn của nhân vật chính là nhờ những góc đọ sinh động ấy.
Kết tinh mọi vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng Tnú chính là đôi bàn tay. Đôi bàn tay của anh đã góp phần làm nổi bật tính cách số phận của anh đồng thời toát lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đôi bàn tay ấy cũng có một cuộc đời: khi còn lành lặn đôi bàn tay ấy biết cầm phấn học chữ, biết cầm đá đập đầu cho máu chảy ròng ròng vì học chữ hay quên, đôi bàn tay từng dũng cảm chỉ vào bụng mình ma nói “ cộng sản ở đây này”. đôi bàn tay ấy từng cầm tay Mai hò hẹn, từng biết dứt hang chục trái vả khi chứng kiến bọn chúng tra tấn mẹ con Mai. Vợ con anh chết anh bị bắt đôi bàn tay ấy bị giặc đốt trong cái đêm buôn làng quật khởi. sau đêm mất mát ấy Tnú lại ra đi, tham gia vào lực lượng vũ trang và mang theo đôi bàn tay cụt đốt để chứng tích cho tội ác của giặc. Thời gian có thể làm lành và mờ đi những vết sẹo trên tay anh nhưng nỗi đau mất vợ con thì vẫn còn nguyên đó. Ngay trở về đôi bàn tay ấy lại cùng dân làng cầm giáo, cầm mác đứng lên giết giặc. trong một cuộc chiến đấu chính bàn tay cụt đốt kia đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc.
Có thể nói chi tiết đôi bàn tay Tnú được nhà văn xây dựng rất ấn tượng. chỉ với hình ảnh đôi bàn tay ấy độc giả cũng phần nào hiểu được số phận tình cảm của Tnú- người con trung kiên của Xô man anh hùng.