24/02/2018, 12:10

Cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh

– Bài làm 1 Với truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi", tên tuổi của cây bút trẻ Tạ Duy Anh trở nên thân thiết đối với hàng triệu độc giả thiếu nhi trên mọi miền Tổ quốc. Một truyện ngắn xinh xắn, với cách viết nhẹ nhàng, Tạ Duy Anh đã sáng tạo nên một tác phẩm ...

– Bài làm 1

Với truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi", tên tuổi của cây bút trẻ Tạ Duy Anh trở nên thân thiết đối với hàng triệu độc giả thiếu nhi trên mọi miền Tổ quốc. Một truyện ngắn xinh xắn, với cách viết nhẹ nhàng, Tạ Duy Anh đã sáng tạo nên một tác phẩm chan chứa tình yêu thương, đó là lòng yêu quý anh trai của đứa em gái – họa sĩ tí hon, tác giả bức tranh "Anh trai tôi", bức tranh được giải nhất trại thi vẽ quốc tê. Nhân vật Kiều Phương, nữ họa sĩ tí hon ấy đã để lại bao ấn tượng đẹp, đầy cảm mến đối với mỗi chúng ta.

Kiều Phương hình như đang học Tiểu học (chúng ta có cảm nhận ấy, niềm tin ấy)? Cô bé này thật đáng yêu. Rất ngây thơ, hồn nhiên và yêu đời, hiếu động. Bộ mặt xinh xắn lại hay tự tay mình "bôi bẩn". Có niềm "thích thú" riêng là hay "lục lọi" các đồ vật trong gia đình. Được anh trai tặng cho biệt hiệu "Mèo", cô em gái "vui vẻ chấp nhận", còn dùng để xưng hô với bạn bè. Tuổi thơ, đứa em nào mà chẳng có lúc "cãi lại" hoặc "bắt nạt" chị gái, anh trai trong gia đình? Kiều Phương cũng thế. Bị anh trai phàn nàn về chuyện hay "lục lọi", thì Kiều Phương đã "vênh mặt" cãi lại: "Mèo mà lại! Em không phá là được…".Đó là một thái độ "bướng bỉnh" đáng yêu của cô bé này, của tuổi thơ.

Kiều Phương là một đứa con ngoan. Sau công việc "tự chế" thuốc vẽ, em đã làm những công việc bố mẹ phàn công, em "vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm". Chăm chỉ siêng năng là một nét đẹp đáng yêu của Mèo.

Kiều Phương càng đáng yêu hơn. Chắc là cô bé học rất giỏi. Cô bé này có một đời sống nội tâm phong phú, có một sở thích riêng rất yêu hội họa và có năng khiếu mĩ thuật bẩm sinh. Không vòi vĩnh bố mẹ mưa sắm "đồ nghề". Em tự chế thuốc vẽ. Em cũng có một "kho báu" riêng, đó là bốn cái lọ nhỏ "cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục…". Các nghệ nhân dân gian Đông Hồ ngày xưa vẽ tranh "Thầy đồ Cóc", "Đám cưới chuột", "Hứng dừa", "Đánh đu", tranh Gà, tranh Lợn… bằng thứ "màu dân tộc". Màu đen được họ sáng chế từ than lá tre. Thi sì nào đã viết câu thơ này nhỉ:

"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấyđiệp"…

Nữ họa sĩ tí hon Kiều Phương cũng có cách điều chế thuốc vẽ màu đen rất độc đáo. Đít xoong chảo đã bị cô “cạo trắng cả”để có một chất liệu mới "màu đen nhọ nồi". Hoạt động mĩ thuật của Kiểu Phương rất lặng lẽ và bí mật. Bố mẹ cũng không biết. Anh trai phải "bí mật theo dõi" mới biết em gái mình đang “chế thuốc vẽ”.Và cũng chỉ biết thế thôi! Tác phẩm nghệ thuật, thế giới nghệ thuật của Kiều Phương là "mọi thứ trong ngôi nhà" rất gần gũi thân thiết với em. Là cái bát múc cám lợn, sứt một miếng. Là con mèo vằn… vô cùng dễ mến,… Em vẽ bằng "những nét to tướng…" ngộ nghĩnh… Khán giả thứ nhất được xem tranh vẽ Kiều Phương là bé Quỳnh, con gái họa sĩ Tiến Lê. Bé dã "reo lên khe khẽ" khi xem tranh. Khán giả thứ hai là chú Tiến Lê với niềm vui "rạng rỡ lắm" sau khi thưởng thức tác phẩm "đồng nghiệp". Cha mẹ bé Kiều Phương là sung sướng nhất. Người mẹ thì "không kìm được cơn xúc động". Bố thì “ôm thốc Mèo lên”: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn", sau khi nghe họa sĩ Tiến Lê nói: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không”. Tranh vẽ của Kiều Phương qua sự "thẩm định" của họa sĩ Tiến Lê là "rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào".Với bé Kiều Phương thì nghệ thuật là sự say mê, là tình yêu thương, là sự phát sáng, nên chúng ta lại thêm quý mến "họa sĩ Mèo".

Kiều Phương rất đáng mến, vì em có một tấm lòng nhân hậu bao la. Lòng nhân hậu biểu hiện sâu sắc nhất ở tình yêu thương quý mến anh trai của mình; tình yêu thương, lòng nhân hậu ấy đã được em gửi gắm, trang trải vào những bức tranh vẽ "rất độc đáo" của mình. Có lúc Mèo đã bị anh trai "quát" thì “xịu xuống,miệngdẩu ra!”,làm cho anh trai tưởng là em gái "chọc tức" mình. Yêu quý anh trai, họa sĩ Mèo đã chủ định đưa hình ảnh anh trai vào tranh vẽ của mình khi được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế, nên trước khi đi em "có vẻ hay xét nét" anh trai mình. Em đang quan sát hình mẫu, em đang tìm cảm hứng, nhưng anh trai đâu có biết! Từ trại thi sáng tác trở về, Kiều Phương đã giành được giải nhất, em muốn được san sẻ niềm vui vinh quang với anh trai. Em đã "ôm cổ" anh trai "thì thầm" vào tai anh trai: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải". Kiều Phương nhân hậu biết bao! Vì có anh trai thì mới có bức tranh của em gái được giải. Vì có yêu quý anh trai thì Kiều Phương mới "muốn cả anh cùng đi nhận giải".

Bức tranh được giải nhất của Kiều Phương là sự kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ, tài năng của họa sĩ Mèo tí hon. Đó là hình ảnh "một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh". Tư thế ngồi và cái nhìn ấy thể hiện một ước mơ, một hoài bão lớn. "Mặt chú bé như tỏa ra một thử ánh sáng rất lạ", thứ ánh sáng của tài năng và trí tuệ cao siêu. Chú bé còn có một tâm hồn "rất mơ mộng nữa". Đó là hình ảnh của người anh trai hiện tại, và là hình bóng người anh trai lí tưởng của ngày mai. Bức tranh ấy đã được "đóng khung, đóng kính"treo trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, mà bốn bức tường đã treo kín những bức tranh của thí sinh. Người mẹ xúc động tự hào, hồi hộp, hai lần "thì thầm" nói với cậu con trai thơ bé yêu thương: "Con có nhận ra con không…", "Con đã nhận ra con chưa?". Nghệ thuật đích thực đã nhân đạo hóa đồng loại "làm cho người gần người hơn", đã "thanh sạch hóa hồn người". Bức tranh của Kiều Phương cũng vậy, nó đã làm người anh trai trong tuổi ấu thơ "thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Bức tranh của em gái đã làm cho người anh trai vô cùng xúc động "giật sững người", rồi như bị thôi miên khi nhìn vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Người anh trai "muốn khóc quá". Cậu bé dễ thương sẽ nói với mẹ rằng, sau khi nghe mẹ nhắc: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Thi hào nào đã viết câu thơ này nhỉ: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"? Chữ "tâm" đã tỏa sáng bức tranh "Anh trai tôi", là sự hội tụ lòng nhân hậu, tình yêu thương, quý mến của Kiều Phương đối với người anh trai của mình.

Con đường nghệ thuật của Kiều Phương chỉ mới là bước đầu; những kiệt tác làm nên một sự nghiệp lớn còn ở chân trời tương lai. Có điều, cái hiện hữu của Mèo: Tình yêu quý anh trai bằng tất cả tấm lòng nhân hậu, niềm say mê hội họa của một tài năng chớm nở – đã để lại trong lòng tuổi thơ mỗi chúng ta bao cảm mến nồng hậu. Nhân vật Kiều Phương đã làm đẹp trang văn của Tạ Duy Anh.

– Bài làm 2

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

– Bài làm 3

Trong chương trình ngữ văn lớp 6 – tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương – cô em gái với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.

Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6 – Tập I, tr 3. Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.

Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?

Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được…”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.

Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,

khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!

Con có nhận ra con không?…

Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.

Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.

– Bài làm 4

Có lẽ, khi đọc xong truyện ngắn “ Bức tranh của em giá tôi” của Tạ Duy Anh. Mỗi người chúng ta như tìm thấy một phần tuổi thơ của mình nơi đó, một chút nghịch ngợm, một chút hồn nhiên và cả những ước mơ nhỏ bé của mỗi người. Tạ Duy Anh đã khéo léo mang lại cho người đọc những cung bậc cảm xúc ấy qua nhân vật người em, một cô bé đáng yêu – Kiều Phương.

Khi nói đến Kiều Phương người ta nhớ ngay đến  ngay một cô bé hồn nhiên nhí nhảnh và  mặt lúc nào cũng lọ lem để người anh đặt cho biệt danh là – Mèo. “ Mèo rất lục lọi các đồ vật với một số thích thú đến khó chịu”. Cô bé luôn luôn làm đảo lộn mọi thứ trong nhà và luôn chơi một mình với  những màu vẽ. Cô tự pha chế cho mình những màu sắc riêng để làm thuốc vẽ. Để tạo ra màu vẽ ấy Kiều Phương đã cạo nhọ nồi ở các xoong trong nhà. Chính sự hồn nhiên và đam mê sở thích của  mình khiến cô bé trở nên nghịch ngợm hơn bao giờ hết. Chỉ cần là làm điều mình thích cũng khiến cho Kiều Phương “ Vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm”. Đó chính là những đam mê, sự hồn nhiên của một đứa trẻ, điều đó làm người đọc như quay lại thủa thiếu thời với những trò chơi đáng yêu mình đáng có.

Ở Kiều Phương người đọc còn tìm thấy niềm đam mê và năng  khiếu hội họa vô cùng lớn của cô bé.  Ngay từ cách cô tìm tòi pha chế những thứ màu cho  mình cũng thấy sự đam mê  của cô bé ra sao, mọi người không thể ngờ rằng một cô bé hay lục lọi trong nhà lại là một thiên tài nhí tương lai. Người phát hiện ra tài năng của Kiều Phương chính là chú Tiến Lê – họa sĩ nổi tiếng. Chính chú đã nhìn thấy những bức tranh tưởng chừng ngây ngô đơn giản của Mèo, nhưng nó lại vô cùng độc đáo và có hồn. Và nhờ chú Tiến Lê Kiều Phương đã tham gia cuộc thi vẽ và giành giải nhất. Bức tranh cô bé vẽ không ai khác đó chính là người anh của mình. Ghi nhớ lời chú Tiến Lê “ Cháu hãy vẽ những gì thân thuộc nhất với cháu” Kiều Phương đã chọn người anh mà cô yêu quý.

Bức Tranh như lột tả về tình cảm mà bấy lâu nay cô chưa hề nói với người anh trai của mình. Người xưa có câu “ Anh em như thể tay chân” và có lẽ nó càng đúng hơn trong trường hợp này của Kiều Phương. Trong mắt cô bé “ mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa”. Và cũng chính bức tranh ấy làm cho người anh nhận ra sự xấu hổ và ích kỉ của chính bản thân. Tấm lòng của người em như làm thức tỉnh, xóa tan mọi sự căm ghét mà bao lâu nay người anh dấu kín. Như người anh đã nghĩ “ Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Bấy lâu nay, mặc cho người anh cáu gắt xua đuổi nhưng có lẽ riêng với Kiều Phương anh trai chiếm phần rất lớn trong trái tim của mình. Bởi với cô bé anh- chính là người thân thuộc nhất với mình.

Với người anh của Kiều Phương chắc chắn rằng đó sẽ là một bài học sâu sắc nhất của người em mang lại cho mình, người anh đã rất khó chịu khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện, luôn tỏ ra cáu gắt và khó chịu. Chính giây phút nhìn thấy bức tranh cậu bé đã không dấu sự xấu hổ của bản thân. Hóa ra bao lâu nay trong mắt cô em mình tuyệt vời đến thế.  Và người đọc có thể tin rằng tình cảm  của người anh chắc chắn sẽ khác đối với cô em bé bỏng của mình.

Đọc truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi” người ta thấy được tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của Kiểu Phương  đã giúp cho người anh trai nhận ra được những ích kỉ của bản thân. Và chính câu chuyện ấy giúp ta thêm yêu, thêm quý và trân trọng những người anh, người chị trong gia đình.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

0