05/02/2018, 11:26

Bài văn Thuyết minh về cây nêu ngày Tết hay

Hướng dẫn bài thuyết minh về phong tục trồng cây nêu ngày Tết hay nhất có dàn ý và bài làm cho lớp 8 9 Nhắc đến Tết chắc hẳn trong lòng chúng ta vô cùng náo nức bởi nó kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới. Tết là lúc mỗi gia đình sắm sửa những đồ dùng mới, quần áo mới cho các thành viên và ...

Hướng dẫn bài thuyết minh về phong tục trồng cây nêu ngày Tết hay nhất có dàn ý và bài làm cho lớp 8 9 Nhắc đến Tết chắc hẳn trong lòng chúng ta vô cùng náo nức bởi nó kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới. Tết là lúc mỗi gia đình sắm sửa những đồ dùng mới, quần áo mới cho các thành viên và trang trí lại nhà của. Và mỗi khi nhắc đến Tết chúng ta không thể quên hoa đào, mai, quất hay cây nêu bởi đó là những loài hoa loài cây ta sẽ trang trí trong ngày Tết. Đặc biệt là cây nêu một loài cây đặc trưng cho vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong ngày Tết. Nó không chỉ để trang trí mà còn có ý nghĩa mang đến một cái Tết tốt lành, bình an cho mọi người. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi làm dạng bài thuyết minh ta thường bắt gặp đề thuyết minh về cây nêu ngày Tết. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây nêu và có bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này, ta sẽ nêu đặc điểm của cây nêu, ý nghĩa của nó trong ngày Tết và thường được trang trí với những đồ gì. Cây nêu cũng có rất nhiều cách trang trí khác nhau DÀN Ý: THUYẾT MINH VỀ CÂY NÊU NGÀY TẾT 1.MỞ BÀI: Cây nêu là loại cây đặc trưng cho cái Tết cổ truyền của người Việt. Nhìn thấy cây nêu có nghĩ là Tết đang đến gần. 2.THÂN BÀI: Nguồn gốc của cây nêu: từ một câu chuyện cổ tích Miêu tả đặc điểm của cây nêu: là họ của cây tre, thân dài và ngọn hơi cong về phía trước, được trang trí theo văn hóa của mỗi địa phương Ý nghĩa của cây nêu ngày Tết: tượng trưng cho nét đẹp văn hóa của dân tộc và xua đuổi tà mà trong ngày Tết mang đến một cái Tết bình an cho mọi người. Cây nêu được trồng trước của nhà khi ông Công, ông Táo lên trời để bảo vệ gia đình khỏi ma quỷ. 3.KẾT BÀI: Là một nét đẹp văn hóa của dân tộc cần bảo tồn và gìn giữ phát huy nó. BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY NÊU NGÀY TẾT Từ bao đời nay cây nêu đã trở thành biểu tượng của Tết Nguyên Đán ở nước ta. Mỗi khi Tết đến là mỗi người dân lại nô nức đi chọn cho mình một cây nêu trang trí trong ngày Tết. Cây nêu chính là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Mỗi khi nhắc đến Tết là chúng ta lại nhớ đến câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh.” Cái Tết truyền thống của người Việt Nam sẽ không thể thiếu thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, tràng pháo hay bánh trưng xanh và cái quan trọng nhất là cây nêu ngày Tết. Nó là biểu tượng cho nét đẹp truyền thống của dân tộc từ bao đời nay. Cây nêu bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích giữa con người và loài quỷ. Nhờ có sự giúp đỡ của Đức Phật mà người dân có được ruộng đất của quỷ và quỷ bị đuổi ra khỏi đất liền. Quỷ xin được về thăm ông bà một năm một lần mà mỗi khi Tết đến người dân lại trồng nêu trước nhà để cảnh báo ma quỷ không được đến gần. Cây nêu có hình dáng giống cây tre nhưng cao hơn và thân cũng mỏng hơn cây tre. Cây nêu dài khoảng 5 - 6 mét, chặt sạch lá chỉ để lại trên ngọn nhánh lá. Trên ngọn cây treo một vòng tròn nhỏ và tùy theo địa phương, vòng tròn này buộc nhiều thứ khác nhau như vàng mã, các lá bùa hình bát quái để trừ tà, nhánh xương rồng, cành lá dứa, bầu rượu bện bằng rơm, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, cá chép bằng giấy, giải cờ vải và nhiều khi là những chiếc khánh đất nung tương tự tác dụng của chuông gió bây giờ để những khánh đó va đập nhau kêu leng keng trong gió. Với các dân tộc thiểu số cây nêu thường trang trí theo hình thức tô tem giáo trên ngọn, chẳng hạn người dân tộc thường trang trí trên đỉnh vật tô tem là con chim chèo bẻo. Những vật treo trên cây nêu đều có tác dụng nhất định, như cá chép để Táo quân dùng làm phương tiện về trời nếu cây nêu được dựng lên từ 23 tháng chạp, bùa ngải trừ tà, tiếng động của khánh đất để báo hiệu cho ma quỷ biết nhà có chủ không được vào quấy nhiễu… Cây nêu ngày Tết được trang trí độc đáo, mang nhiều màu sắc may mắn với mong muốn có một năm mới tốt hơn năm cũ. Theo phong tục cây nêu được dựng cần có cờ hội vuông cỡ lớn treo bên dưới chùm lá tre. Có đèn lồng để treo trên đỉnh cây nêu để có màu sắc.Và cũng không thể thiếu bột vôi màu trắng rắc dưới đất tạo thành vòng tròn hoặc hình cánh cung quanh gốc, mũi tên hướng ra phía cổng. Chúng ta còn có thể trang trí thêm những bộ đèn nháy nhiều màu để trông cây nêu được đẹp hơn. Cây nêu ngày Tết có ý nghĩa xua đuổi tà ma, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, trừ những điều xấu xa của năm cũ. Nhưng đó cũng là nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt để mong về một năm mới nhiều điều may mắn, an lành. Cây nêu tạo cho chúng ta cảm giác an toàn, nhẹ nhõm thanh thản và có không khí Tết đang đến gần. Cây nêu còn biểu tượng cho uy quyền, nhà nào có cây cao nhất thì nhà đó có uy quyền nhất. Đó cũng là một sự khác biệt của người Việt ta. Cây nêu cũng chính vì thế mà đã trở thành loài cây quen thuộc mỗi khi Tết đến xuân về. Cây nêu chính là một điều may mắn của người dân Việt Nam vì thế chúng ta hãy giữ gìn truyền thống trồng cây nêu vào ngày Tết. Nhưng giờ đây thay vì trồng nêu mà mọi người lại có sở thích trồng đào, trồng quất. Là một người yêu những nét đẹp truyền thống, chúng ta hãy cùng nhau bảo tồn, giữ gìn và phát huy những nét đẹp mà ông cha ta đã để lại. Hãy trân trọng những gì chúng ta có. Ngoài bài văn thuyết minh về cây nếu này, thì ngày tết còn có các chủ đề liên quan như: thuyết minh về hoa mai hoa đào, thuyết minh về bánh chưng bánh dày...

Hướng dẫn bài thuyết minh về phong tục trồng cây nêu ngày Tết hay nhất có dàn ý và bài làm cho lớp 8 9

Nhắc đến Tết chắc hẳn trong lòng chúng ta vô cùng náo nức bởi nó kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới. Tết là lúc mỗi gia đình sắm sửa những đồ dùng mới, quần áo mới cho các thành viên và trang trí lại nhà của. Và mỗi khi nhắc đến Tết chúng ta không thể quên hoa đào, mai, quất hay cây nêu bởi đó là những loài hoa loài cây ta sẽ trang trí trong ngày Tết. Đặc biệt là cây nêu một loài cây đặc trưng cho vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong ngày Tết. Nó không chỉ để trang trí mà còn có ý nghĩa mang đến một cái Tết tốt lành, bình an cho mọi người. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi làm dạng bài thuyết minh ta thường bắt gặp đề thuyết minh về cây nêu ngày Tết. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây nêu và có bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này, ta sẽ nêu đặc điểm của cây nêu, ý nghĩa của nó trong ngày Tết và thường được trang trí với những đồ gì.


Cây nêu cũng có rất nhiều cách trang trí khác nhau


DÀN Ý: THUYẾT MINH VỀ CÂY NÊU NGÀY TẾT

1.MỞ BÀI:
Cây nêu là loại cây đặc trưng cho cái Tết cổ truyền của người Việt. Nhìn thấy cây nêu có nghĩ là Tết đang đến gần.

2.THÂN BÀI:
Nguồn gốc của cây nêu: từ một câu chuyện cổ tích
Miêu tả đặc điểm của cây nêu: là họ của cây tre, thân dài và ngọn hơi cong về phía trước, được trang trí theo văn hóa của mỗi địa phương
Ý nghĩa của cây nêu ngày Tết: tượng trưng cho nét đẹp văn hóa của dân tộc và xua đuổi tà mà trong ngày Tết mang đến một cái Tết bình an cho mọi người.
Cây nêu được trồng trước của nhà khi ông Công, ông Táo lên trời để bảo vệ gia đình khỏi ma quỷ.

3.KẾT BÀI:
Là một nét đẹp văn hóa của dân tộc cần bảo tồn và gìn giữ phát huy nó.



BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY NÊU NGÀY TẾT
Từ bao đời nay cây nêu đã trở thành biểu tượng của Tết Nguyên Đán ở nước ta. Mỗi khi Tết đến là mỗi người dân lại nô nức đi chọn cho mình một cây nêu trang trí trong ngày Tết. Cây nêu chính là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.
Mỗi khi nhắc đến Tết là chúng ta lại nhớ đến câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh.”

Cái Tết truyền thống của người Việt Nam sẽ không thể thiếu thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, tràng pháo hay bánh trưng xanh và cái quan trọng nhất là cây nêu ngày Tết. Nó là biểu tượng cho nét đẹp truyền thống của dân tộc từ bao đời nay. Cây nêu bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích giữa con người và loài quỷ. Nhờ có sự giúp đỡ của Đức Phật mà người dân có được ruộng đất của quỷ và quỷ bị đuổi ra khỏi đất liền. Quỷ xin được về thăm ông bà một năm một lần mà mỗi khi Tết đến người dân lại trồng nêu trước nhà để cảnh báo ma quỷ không được đến gần.

Cây nêu có hình dáng giống cây tre nhưng cao hơn và thân cũng mỏng hơn cây tre. Cây nêu dài khoảng 5 - 6 mét, chặt sạch lá chỉ để lại trên ngọn nhánh lá. Trên ngọn cây treo một vòng tròn nhỏ và tùy theo địa phương, vòng tròn này buộc nhiều thứ khác nhau như vàng mã, các lá bùa hình bát quái để trừ tà, nhánh xương rồng, cành lá dứa, bầu rượu bện bằng rơm, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, cá chép bằng giấy, giải cờ vải và nhiều khi là những chiếc khánh đất nung tương tự tác dụng của chuông gió bây giờ để những khánh đó va đập nhau kêu leng keng trong gió. Với các dân tộc thiểu số cây nêu thường trang trí theo hình thức tô tem giáo trên ngọn, chẳng hạn người dân tộc thường trang trí trên đỉnh vật tô tem là con chim chèo bẻo. Những vật treo trên cây nêu đều có tác dụng nhất định, như cá chép để Táo quân dùng làm phương tiện về trời nếu cây nêu được dựng lên từ 23 tháng chạp, bùa ngải trừ tà, tiếng động của khánh đất để báo hiệu cho ma quỷ biết nhà có chủ không được vào quấy nhiễu…

Cây nêu ngày Tết được trang trí độc đáo, mang nhiều màu sắc may mắn với mong muốn có một năm mới tốt hơn năm cũ. Theo phong tục cây nêu được dựng cần có cờ hội vuông cỡ lớn treo bên dưới chùm lá tre. Có đèn lồng để treo trên đỉnh cây nêu để có màu sắc.Và cũng không thể thiếu bột vôi màu trắng rắc dưới đất tạo thành vòng tròn hoặc hình cánh cung quanh gốc, mũi tên hướng ra phía cổng. Chúng ta còn có thể trang trí thêm những bộ đèn nháy nhiều màu để trông cây nêu được đẹp hơn.

Cây nêu ngày Tết có ý nghĩa xua đuổi tà ma, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, trừ những điều xấu xa của năm cũ. Nhưng đó cũng là nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt để mong về một năm mới nhiều điều may mắn, an lành. Cây nêu tạo cho chúng ta cảm giác an toàn, nhẹ nhõm thanh thản và có không khí Tết đang đến gần. Cây nêu còn biểu tượng cho uy quyền, nhà nào có cây cao nhất thì nhà đó có uy quyền nhất. Đó cũng là một sự khác biệt của người Việt ta.

Cây nêu cũng chính vì thế mà đã trở thành loài cây quen thuộc mỗi khi Tết đến xuân về. Cây nêu chính là một điều may mắn của người dân Việt Nam vì thế chúng ta hãy giữ gìn truyền thống trồng cây nêu vào ngày Tết. Nhưng giờ đây thay vì trồng nêu mà mọi người lại có sở thích trồng đào, trồng quất. Là một người yêu những nét đẹp truyền thống, chúng ta hãy cùng nhau bảo tồn, giữ gìn và phát huy những nét đẹp mà ông cha ta đã để lại. Hãy trân trọng những gì chúng ta có.

Ngoài bài văn thuyết minh về cây nếu này, thì ngày tết còn có các chủ đề liên quan như: thuyết minh về hoa mai hoa đào, thuyết minh về bánh chưng bánh dày...
0