Cảm nhận về người vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Văn mẫu lớp 12
Cảm nhận về người vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Cảm nhận về người vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình Lấy bối cảnh từ những hoàn cảnh có thật về cuộc sống của người dân Việt Nam trước ...
Cảm nhận về người vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Cảm nhận về người vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình Lấy bối cảnh từ những hoàn cảnh có thật về cuộc sống của người dân Việt Nam trước nạn đói năm 1945 , tác giả Kim Lân đã dựng lại một câu chuyện ấn ...
Cảm nhận về người vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình
Lấy bối cảnh từ những hoàn cảnh có thật về cuộc sống của người dân Việt Nam trước nạn đói năm 1945 , tác giả Kim Lân đã dựng lại một câu chuyện ấn tượng và thành công với miêu tả chân thực về cuộc sống , tình cảm đặc biệt là diễn biến tâm lí nhân vật. Trong bối cảnh ra đời, tác phẩm làm toát lên tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “ người vợ nhặt”
Trong cảnh đói nghèo người chết như ngả rạ, người ta chỉ nghĩ tới cái sống của bản thân mình còn lo lắng chứ chưa nói tới lo cho những người xing quanh. Trong tác phẩm,Tràng xấu, xấu là xấu trai, nhưng được cái tốt bụng và dễ gần. Xóm làng nghĩ Tràng không thể có vợ, vì với cái thời đói đến ăn cám hay ánh sáng vào đêm là thứ xa xỉ vậy người vừa nghèo vừa xấu thì ai dám gởi thân ?
Xóm tản cư nheo nhóc và hoang tàn. Đông thì có đông nhưng xóm làng như vẻ không người, chỉ là những cái bóng nhếch nhác lê gót trên những con đường quanh co. Xác chết nhiều hơn thực thể di động. Bóng đen gần như chiếm lĩnh cả, mặt trời vẫn sáng đó, nhưng đôi mắt của dân chúng ở đây cứ tối sầm sầm lại.
Cái tin tràng có vợ khiến cho khắp xóm làng ấy bao trùm lên một vẻ khác. Ấy vậy mà Tráng có vợ thường thay cho cái im ỉm thụ động, chắc không ai dạy nhưng chúng biết bớt vận động là bớt bầu bạn với đói. Nhưng Tràng lấy vợ ! Bản năng làm chúng tò mò. Chúng nhốn nháo cả một đoạn. Rồi còn trêu Tràng với câu “ chông vợ hài”. Đường dài quanh co, sự dài ấy như trêu chọc cái e thẹn ban đầu của đôi uyên ương. Nghĩ chữ uyên ương cũng không hợp trong hoàn cảnh này, khi người ta hay dùng chữ mĩ miều đó cho những đám cưới linh đình. Đường về nhà chồng với xác chết cạnh đường đủ gần để nhìn thấy sự phân hủy hoặc cứ văng vẳng bên tai tiếng khóc tang gia; thiết nghĩ ngày cưới cũng đáng nhớ thật.
Tình yêu luôn là trò phiêu lưu. Vì rằng chúng ta không biết sẽ gặp ai, hoặc chi chúng ta không biết sẽ đi về đâu
Như vết thương ở miệng, mỗi ngày một bào mòn đến cùng kiệt sức khỏe
Người vợ nhặt của Tràng trước hết là người có cùng cảnh ngộ người vợ nhặt chỉ là một con số không tròn trĩnh : không tên tuổi, không quê hương, không gia đình, không nghề nghiệp… Từ đầu đến cuối tác phẩm chị chỉ được gọi bằng “thị”- một cách gọi phiếm định dành cho chị và tất cả những người phụ nữ có cảnh ngộ và số phận đáng thương và tội nghiệp như chị. Không những vậy, chân dung của người phụ nữ ấy hiện ra ngay từ đầu là những nét không mấy dễ nhìn : đó là hình ảnh của người đàn bà gầy vêu vao,ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo thì rách như tổ đỉa. Hình ảnh này phần nào cũng phác họa con người và cuộc đời của thị.
về tính cách của người vợ nhặt thì có chút thay đổi. Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh : Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” với Tràng.Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khi được Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon…Tất cả những biểu hiện trên của thị suy cho cùng cũng là vì đói.Cái đói trong một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách của con người.
Nhưng khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang .Nó được thể hiện qua dáng vẻ bẽn lẽn đến tội nghiệp của thị khi bên Tràng vào lúc trời chạng vạng. Sau một ngày làm vợ, thị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình – hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo.
hình ảnh của thị trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, chị tỏ ra là một phụ nữ am hiểu về thời sự khi kể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc của Nhật. Chính chị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai. Những nét tính cách của thị đã làm nổi bật lên những vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa, trong hoàn cảnh khó khăn vẫn luôn chịu thương chịu khó.
Trong tác phẩm này,mặc dù người vợ nhặt chỉ là một nhân vật bên cạnh Tràng nhưng cái người phụ nữ không tên tuổi, không gia đình, không tên gọi, không người thân ấy đã thật sự đổi đời bằng chính tấm lòng giàu tình nhân ái của Tràng và mẹ Tràng.Bóng dáng của thị hiện ra tuy không lộng lẫy nhưng lại gợi nên sự ấm áp về cuộc sống gia đình.Phải chăng thị đã mang đến một làn gió tươi mát.
Cảm nhận về người vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Bài làm 2
Nhắc đến Kim Lân chúng ta có thể nghĩ ngay đến tác phẩm ' Vợ nhặt ', một trong những tác phẩm xuất sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Nổi bật trong đó không thể không nhắc đến nhân vật Thị trong câu chuyện. Tác giả đã khắc họa một cách chân thực, cụ thể nhân vật qua tính cách,chân dung, hoàn cảnh , để rồi từ đó nói lên triết lý cuộc sống mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.
Ngay từ nhan đề cũng đã khiến người đọc cảm thấy đặc biệt. đi sâu vào câu chuyện, có thể cảm nhận nhân vật Thị là một nhân vật có số phận vô cùng thương cảm. Thị xuất hiện là một người nghèo, không ai thân thích, đến cái tên cũng không có, gọi bằng Thị rất suồng sã, dân dã, đói khát, rách tả tơi, chỉ nghe vài lời nói đùa mà chấp nhận theo không một người, mình chưa biết tính cách họ ra sao, gia cảnh như thế nào ? Thị không đắn đo suy nghĩ mà quyết định nhanh chóng chỉ vì hoàn cảnh đói quá. Cái đói đã khiến cho Thị chao chát, chỏng lỏn, thô tục, cong cớn, nói lời ngọt ngào, tình tứ với người đàn ông mình gặp lần đầu tiên ( lời xưng hô thân mật : " nhà tôi ơi, đằng ấy nhỉ ", thậm chí còn liếc mắt cười tít, chỉ vì cái đói , vì sự tồn tại mà Thị trở nên xưng xỉa : " điêu, người thế mà điêu " thậm chí đòi ăn :" có ăn gì thì ăn chả ăn giầu " và cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì " đúng là vì đói mà con người ta không còn ý thức về danh dự, không còn ý thức về hành động , về sự e thẹn, chỉ cốt làm sao khỏi đói, thoát chết. Họ trở nên trơ trẽn, liều lĩnh , thậm chí bóp méo cả nhân cách. Hoàn cảnh của Thị giống như người chết đuối giữa dòng đang chới với giữa sự sống và cái chết , họ sẽ bấu víu vào bất cứ cái gì, hi vọng có thể sống sót nhưng với Thị là chết đuối mà vớ phải " cọc mục "
Vì khao khát được sống , vì muốn thoát khỏi lưỡi hái tử thần mà thậm chí người ta sẵn sàng chấp nhận làm vợ theo, vợ nhặt. Cưới chồng là việc trọng đại của một đời người, với nghi lễ sang trọng, vợ là bổn phận thiêng liêng của người con gái khi lấy chồng, nhưng với Thị chẳng có người mai mối , chẳng đám hỏi, treo cưới gì cả, tự nhiên theo không về hà chồng chỉ qua lời nói đùa tầm phào mà người nói vẫn tưởng là nói đùa thôi nhưng Thị vẫn theo về thật. Câu chuyện tưởng như là bịa, hơn nữa cũng không có gì gọi là lãng mạn như những câu chuyện tình ta vẫn thường gặp. Đúng là cười ra nước mắt gợi ra cho người đọc sự xót xa, ngậm ngùi trước số phận bị rẻ rúng, bèo bọt của những người nông dân nghèo giữa nạn đói thê thảm, đúng là sự khôn cùng của hoàn cảnh.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, Thị thay đổi hẳn từ vẻ ngoài cho đến cách cư xử, ăn nói, hành động : " Tràng nom Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.
Qua đây, nhà văn muốn khẳng định con người thay đổi do hoàn cảnh, hoàn cảnh làm thay đổi tính cách con người như lời nhà văn Nam Cao đã từng nói trong truyện ngắn :" Sao lại thế này ": " Giữa một người đàn bà tốt và một người đàn bà xấu khoảng cách chỉ bằng sợi tóc. Ở đây Thị vì đói, vì khao khát được sống mà trở nên đanh đá, chua ngoa, trơ trẽn, khi có điểm tựa, có mái ấm gia đình , Thị trở về đúng với bản chất tốt đẹp vốn có của Thị. Sự thay đổi ở Thị, đồng thời thể hiện tấm lòng cảm thông của nhà văn đối với nhân vật. Đây là tư tưởng nhân đạo cao cả.
Từ khóa tìm kiếm
- cảm nhận về người vợ nhặt
- cảm nhận nhân vật thị trong vợ nhặt
- cảm nhận về hình ảnh người vợ nhặt
- cảm nhận về nhân vật thị trong vợ nhặt
- cảm nhận vợ nhặt