04/06/2017, 23:01
Cảm nhận về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
Có những bài thơ để ta yêu. Có những bài thơ để ta nhớ. Bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu là một trong những bài thơ để ta nhớ - nhớ tình người và nhớ tình đời một thời gian khổ mà oanh liệt. Bài thơ này, Tố Hữu viết vào tháng 7 - 1939, khi nhà thơ bước sang tuổi 19, ở nhà lao Thừa Thiên, ...
Có những bài thơ để ta yêu. Có những bài thơ để ta nhớ. Bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu là một trong những bài thơ để ta nhớ - nhớ tình người và nhớ tình đời một thời gian khổ mà oanh liệt.
Bài thơ này, Tố Hữu viết vào tháng 7 - 1939, khi nhà thơ bước sang tuổi 19, ở nhà lao Thừa Thiên, tư thế hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng.
Bài thơ gồm 10 câu lục bát, chứa đầy tâm trạng. Sáu câu thơ đầu nói lên nỗi nhớ da diết đồng quê. Bốn câu cuối là niềm sục sôi căm hờn uất hận.
Thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, hoạt động bí mật trong học sinh, thanh niên tại thành phố Huế quê mẹ. Tháng 4 - 1939, nhà thơ bị mật thám Pháp bắt giam. Nhiều bài thơ tràn đầy dũng khí cách mạng được viết sau song sắt nhà tù đế quốc, sau này được tập hợp lại trong phần "Xiềng xích" của 'Từ ấy".
Sống trong cảnh lao tù ngột ngạt, người chiến sĩ trẻ lúc nào cũng hướng tâm hồn mình về cuộc sống bên ngoài song sắt nhà tù. Với tâm hồn khao khát tự do và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ lắng nghe mọi âm thanh từ xa vọng đến nơi tối tăm tù ngục.
Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê nghe bồi hồi, tha thiết. Tiếng chim gọi bầy xa gần vang lên. Tiếng ve ngân lên từ những vườn cây trái đôi bờ sông Hương suốt đêm ngày nghe dắng dỏi. Tiếng sáo diều trên đồng quê gợi nhớ gợi thương một thời cắp sách với bao kỉ niệm đẹp:
"Khi con tu hú gọi bầy
(...) Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".
Nhớ khúc nhạc đồng quê những âm thanh dân dã bình dị và thân quen ấy vô cùng, bởi lẽ trong cảnh tù đày nhà thơ khao khát một tình quê vơi đầy, nhớ khôn nguôi.
Chân tay bị cùm trói trong bốn bức tường xám lạnh và kín mít, người chiến sĩ vẫn nhìn thấy cảnh sắc quê hương bằng tất cả tấm lòng nhớ quê, yêu quê. Sự tưởng tượng thật phi thường. Trong tâm hồn Tố Hữu lúc bấy giờ, hình ảnh quê hương lần lượt hiện lên như một cuốn phim màu tuyệt đẹp.
Có màu vàng thẫm của lúa chiêm, màu đỏ của trái chín với vị ngọt say người:
"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần".
Có màu "vàng" của bắp, màu "đào" của nắng hạ:
"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào".
Có màu "xanh" của bầu trời trên đồng quê. Cánh đồng thì rộng, mây trời thì cao.
Các tính từ chỉ màu sắc, tính từ chỉ tính chất: "Xanh, vàng, đào, ngọt, rộng, cao", được phối hợp hài hòa, gợi tả màu sắc và hương vị quê nhà. Những âm thanh nghe thấy, những hình ảnh tưởng tượng thể hiện một tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương, nỗi nhớ da diết triền miên suốt đêm ngày không bao giờ nguôi. Nỗi nhớ ấy đã phản ánh khát vọng tự do bùng lên như ngọn lửa cháy bỏng tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trong đọa đầy. Trong một bài thơ khác của phần "Xiềng xích" Tố Hữu đã nói lên tâm trạng mình khao khát tự do, luôn luôn hướng tâm hồn mình ra ánh sáng, hướng vẻ cuộc sống bên ngoài:
"Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều,
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về"
Bài thơ "Khi con tu hú" thật đáng nhớ. Bốn câu thơ, đã bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ. Đầy bực bội và sục sôi! Đầy căm thù, uất hận:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi"
"Phòng" là phòng giam, là nhà đá, là nơi biệt giam những người con ưu tú của dân tộc. Lòng căm thù được thể hiện bằng ước muốn và hành động quyết liệt: "Mà muốn đạp tan phòng hè ôi !"."Phòng" ở đây còn tượng trưng cho chế độ thực dân với chính sách cai trị dã man đang đầy đọa nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ.
"Đạp tan phòng..." là đạp tan chế độ thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do. Câu cảm thán: "Ngột làm sao! Chết uất thôi !"là tiếng than, là thái độ căm giận sục sôi, quyết không đội trời chung với giặc Pháp. Câu thơ Tố Hữu là sự kế thừa những bài ca yêu nước của ông cha ta những năm đầu thế kỉ XX:
"Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời: kêu mà tuốt gươm ra"
Khép lại bài thơ là tiếng kêu của chim tu hú. Âm thanh ấy góp phần đặc tả tâm trạng người chiến sĩ cách mạng. Tiếng chim gọi bầy... tiếng chim báo mùa gặt, gợi nhớ hương vị và cảnh sắc đồng quê. Tiếng chim khắc khoải giục giã căm hờn, nung nấu tinh thần bất khuất đấu tranh.
Có thể nói chất trữ tình tráng ca được diễn đạt một cách đặc sắc để nói tình yêu thuơng và lòng căm giận của nhà thơ trong cảnh tù đày. Cái hay của bài thơ là lấy ngoại cảnh để diễn đạt tâm trạng. Tiếng kêu của chim tu hú như một ám ảnh. Nói rằng bài thơ để ta nhớ là vì thế. Ta nhớ hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có một đầu óc lạnh và một trái tim nóng đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.
Đọc bài thơ đầy tâm huyết của Tố Hữu, là cảm nhận một phần nào tinh thần gang thép của những chiến sĩ cách mạng. Sống vì tự do và sẵn sàng chết vì tự do. Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ Tổ quốc thêm đỏ chói. Sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ cộng sản trong các nhà tù đế quốc đã chuẩn bị cho nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Uống nước nhớ nguồn, chúng ta mãi mãi ghi nhớ công ơn các chiến sĩ cách mạng.
Thật vậy, bài thơ "Khi con tu hú" gợi nhớ trong lòng ta:
"Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn"
Bài thơ gồm 10 câu lục bát, chứa đầy tâm trạng. Sáu câu thơ đầu nói lên nỗi nhớ da diết đồng quê. Bốn câu cuối là niềm sục sôi căm hờn uất hận.
Thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, hoạt động bí mật trong học sinh, thanh niên tại thành phố Huế quê mẹ. Tháng 4 - 1939, nhà thơ bị mật thám Pháp bắt giam. Nhiều bài thơ tràn đầy dũng khí cách mạng được viết sau song sắt nhà tù đế quốc, sau này được tập hợp lại trong phần "Xiềng xích" của 'Từ ấy".
Sống trong cảnh lao tù ngột ngạt, người chiến sĩ trẻ lúc nào cũng hướng tâm hồn mình về cuộc sống bên ngoài song sắt nhà tù. Với tâm hồn khao khát tự do và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ lắng nghe mọi âm thanh từ xa vọng đến nơi tối tăm tù ngục.
Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê nghe bồi hồi, tha thiết. Tiếng chim gọi bầy xa gần vang lên. Tiếng ve ngân lên từ những vườn cây trái đôi bờ sông Hương suốt đêm ngày nghe dắng dỏi. Tiếng sáo diều trên đồng quê gợi nhớ gợi thương một thời cắp sách với bao kỉ niệm đẹp:
"Khi con tu hú gọi bầy
(...) Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".
Nhớ khúc nhạc đồng quê những âm thanh dân dã bình dị và thân quen ấy vô cùng, bởi lẽ trong cảnh tù đày nhà thơ khao khát một tình quê vơi đầy, nhớ khôn nguôi.
Chân tay bị cùm trói trong bốn bức tường xám lạnh và kín mít, người chiến sĩ vẫn nhìn thấy cảnh sắc quê hương bằng tất cả tấm lòng nhớ quê, yêu quê. Sự tưởng tượng thật phi thường. Trong tâm hồn Tố Hữu lúc bấy giờ, hình ảnh quê hương lần lượt hiện lên như một cuốn phim màu tuyệt đẹp.
Có màu vàng thẫm của lúa chiêm, màu đỏ của trái chín với vị ngọt say người:
"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần".
Có màu "vàng" của bắp, màu "đào" của nắng hạ:
"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào".
Có màu "xanh" của bầu trời trên đồng quê. Cánh đồng thì rộng, mây trời thì cao.
"Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều,
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về"
Bài thơ "Khi con tu hú" thật đáng nhớ. Bốn câu thơ, đã bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ. Đầy bực bội và sục sôi! Đầy căm thù, uất hận:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi"
"Phòng" là phòng giam, là nhà đá, là nơi biệt giam những người con ưu tú của dân tộc. Lòng căm thù được thể hiện bằng ước muốn và hành động quyết liệt: "Mà muốn đạp tan phòng hè ôi !"."Phòng" ở đây còn tượng trưng cho chế độ thực dân với chính sách cai trị dã man đang đầy đọa nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ.
"Đạp tan phòng..." là đạp tan chế độ thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do. Câu cảm thán: "Ngột làm sao! Chết uất thôi !"là tiếng than, là thái độ căm giận sục sôi, quyết không đội trời chung với giặc Pháp. Câu thơ Tố Hữu là sự kế thừa những bài ca yêu nước của ông cha ta những năm đầu thế kỉ XX:
"Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời: kêu mà tuốt gươm ra"
Khép lại bài thơ là tiếng kêu của chim tu hú. Âm thanh ấy góp phần đặc tả tâm trạng người chiến sĩ cách mạng. Tiếng chim gọi bầy... tiếng chim báo mùa gặt, gợi nhớ hương vị và cảnh sắc đồng quê. Tiếng chim khắc khoải giục giã căm hờn, nung nấu tinh thần bất khuất đấu tranh.
Có thể nói chất trữ tình tráng ca được diễn đạt một cách đặc sắc để nói tình yêu thuơng và lòng căm giận của nhà thơ trong cảnh tù đày. Cái hay của bài thơ là lấy ngoại cảnh để diễn đạt tâm trạng. Tiếng kêu của chim tu hú như một ám ảnh. Nói rằng bài thơ để ta nhớ là vì thế. Ta nhớ hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có một đầu óc lạnh và một trái tim nóng đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.
Đọc bài thơ đầy tâm huyết của Tố Hữu, là cảm nhận một phần nào tinh thần gang thép của những chiến sĩ cách mạng. Sống vì tự do và sẵn sàng chết vì tự do. Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ Tổ quốc thêm đỏ chói. Sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ cộng sản trong các nhà tù đế quốc đã chuẩn bị cho nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Uống nước nhớ nguồn, chúng ta mãi mãi ghi nhớ công ơn các chiến sĩ cách mạng.
Thật vậy, bài thơ "Khi con tu hú" gợi nhớ trong lòng ta:
"Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn"