04/06/2017, 23:00
Bình giảng hai khổ thơ sau: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng .....Ngoài giời mưa bụi bay"...
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong nền "Thơ mới" trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người. Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa ? Đâu còn cảnh những ngày tưng ...
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong nền "Thơ mới" trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa ? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay thảo những nét - Như phượng múa rồng bay"! Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao người viết - Tấm tắc ngợi khen tài"!Tương phản với quá khứ huy hoàng là hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tà hồn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành "nghiêng sầu" đáng thuơng; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực... được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài tình sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu. "Thôi cố ra gì cái chữ Nho" khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thuơng:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đấy" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ông đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ đồng" của Tam Nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét" , chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xao xác" mà thôi.
"Hàng quán người nghe xáo xác,
Nợ nần nám hết hỏi lung tung"
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "Ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giòi mưa bụi bay"
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thẳm"? Màu vàng tàn tạ của
lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt thòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn. ;
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta.
Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài tình, ta lại tiếc thương nền văn hóa của quê hương bị lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.
Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ ?"....
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tà hồn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành "nghiêng sầu" đáng thuơng; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực... được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài tình sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu. "Thôi cố ra gì cái chữ Nho" khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thuơng:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đấy" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ông đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ đồng" của Tam Nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét" , chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xao xác" mà thôi.
"Hàng quán người nghe xáo xác,
Nợ nần nám hết hỏi lung tung"
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "Ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giòi mưa bụi bay"
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thẳm"? Màu vàng tàn tạ của
lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt thòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn. ;
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta.
Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài tình, ta lại tiếc thương nền văn hóa của quê hương bị lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.
Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ ?"....