24/04/2018, 20:24

Cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả loài vật qua đoạn văn “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, Đoạn văn cho thấy nghệ thuật miêu tả ...

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả loài vật qua đoạn văn “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Đoạn văn cho thấy nghệ thuật miêu tả loài vật rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một đoạn văn trích trong cuốn “Dế Mèn phiêu ...

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả loài vật qua đoạn văn “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Đoạn văn cho thấy nghệ thuật miêu tả loài vật rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.

“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một đoạn văn trích trong cuốn “Dế Mèn phiêu lưu kí ” của nhà văn Tô Hoài đã gợi cho em nhiều thú vị.

Đoạn văn cho thấy nghệ thuật miêu tả loài vật rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.

Thế giới loài vật được nói đến là chị Nhà Trò, chú Dế Mèn và lũ nhện. Mỗi nhân vật được nói đến đều có nét riêng về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tính ách và lối ứng xử riêng, có mối quan hệ sống còn trong một xã hội thu nhỏ lại.

aChị Nhà Trò là hiện thân cho sự đau khổ. Mẹ chết, một mình sống thui thủi, làm không đủ ăn. Món nợ mà mẹ chị vay lương ăn bọn nhện… để lại một sợi dây oan nghiệt đến bao giờ mới cởi bỏ được. Tô Hoài có tài qua miêu tả thật sống ngoại hình, diện mạo chị Nhà Trò, một con người nhỏ bé đang sống trong cảnh ngộ thương tâm. Sau nhiều lần bị bọn nhện đánh, lần này tính mạng chị ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bọn nhện đe bắt để “vặt chân, vặt cánh, ăn thịt”. Trước tai họa sắp xảy ra, thân yếu thế cô, chị Nhà Trò chỉ biết “gục đầu” bên tảng đá cuội, khóc “tỉ tê” trong vùng cỏ xước xanh dài. Giọt nước mắt của chị Nhà Trò là giọt nước mắt của một thân phận đang sống trong tâm trạng cay đắng, tuyệt vọng đầy bi kịch. Ai sẽ cứu giúp chị Nhà Trò vượt qua tai họa khủng khiếp này? Tác giả đã dành cho con vật nhỏ bé này một sự cảm thương đầy tình người.

b. Đối lập với chị Nhà Trò là lũ nhện tham lam độc ác. Chúng sống sung túc “có của ăn của để”, đứa nào cũng “béo múp míp” nhưng lại cứ ti tiện cứ cố tình đòi chị Nhà Trò “một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi”. Tô Hoài đã vạch mặt chi tiết từng đứa trong lũ nhện cho chúng ta biết. Mụ nhện cái thì cong chân, lúc nào cũng có hai vệ sĩ nhện vách nhảy kèm. Nhện gộc và bọn tiểu yêu đông đảo nấp trong các khe đá, “chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ”. Trận địa ma phục của lũ nhện thật đáng sợ: “chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao là nhện”. Chúng là lũ độc ác “cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu” đang đe dọa tính mạng chị Nhà Trò. Chúng coi thường tính mạng mọi người và coi trời bằng vung!

c. Chú Dế Mèn được nói đến thật đáng khâm phục. Chủ gìau tình người luôn quan tâm đến người khác. Đi qua vùng cỏ xước nghe tiếng khóc “tỉ tê” của chị Nhà Trò đang “gục đầu” bên tảng đá cuội, chú đến gần “gạn hỏi mãi”. Chu “xòe hai cẳng ra” biểu thị một sức mạnh sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, rồi bảo chị Nhà Trò: “Em đừng sợ!”. Chú đã đưa chị Nhà Trò đến thẳng sào huyệt lũ nhện. Tiếng nói của chú cất lên nghe thật oai vệ, ngang tàng: “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện”. Dế Mèn đã “quay phắt lưng phóng càng đạp phanh phách” làm cho mụ nhện cái và bè lũ bạt vía kinh hồn “co dúm lại rồi cúi rập đầu xuống đất như cái chày già gạo”. Dế Mèn đã bênh vực kẻ yếu, bắt lũ nhện “xóa hết công nợ”, “đốt hết văn tự nợ đi!”, và phải “phá các vòng vây”. Bọn nhện “sợ hãi cùng dạ ran”. Dưới ngòi bút Tô Hoài, Dế Mèn được miêu tả qua một số cử chỉ, hành động và ngôn ngữ đầy ấn tượng, xứng đáng là một hiệp sĩ ra tay “phò nguy cứu đời”.

“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trang văn chan chứa tình nhân đạo. Chuyện loài vật mà cũng là chuyện người. Câu chuyên kể giàu kịch tính. Nghệ thuật tả loài vật của Tô Hoài thật đặc sắc, độc đáo và mẫu mực.

Nguyễn Minh

0 chủ đề

23664 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0