24/05/2017, 13:05

Cảm nhận của em về đoạn kịch thề nguyền Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia

Cảm nhận của em về đoạn kịch thề nguyền (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia). Sếch-xpia(1564-1616) là nhà soạn kịch Anh nổi tiếng cuối thời đại Phục hưng ở Tây Âu. Ông để lại 37 vở kịch bao gồm ba thể loại: hài kịch, bi kịch và kịch lịch sử. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng gắn ...

Cảm nhận của em về đoạn kịch thề nguyền (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia). Sếch-xpia(1564-1616) là nhà soạn kịch Anh nổi tiếng cuối thời đại Phục hưng ở Tây Âu. Ông để lại 37 vở kịch bao gồm ba thể loại: hài kịch, bi kịch và kịch lịch sử. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Sếch-xpia, kể về tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét, nhưng chỉ vì mối thù hận truyền kiếp giữa hai dòng họ mà họ không đến được với nhau. Tác ...

Cảm nhận của em về đoạn kịch thề nguyền (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia).

Sếch-xpia(1564-1616) là nhà soạn kịch Anh nổi tiếng cuối thời đại Phục hưng ở Tây Âu. Ông để lại 37 vở kịch bao gồm ba thể loại: hài kịch, bi kịch và kịch lịch sử. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Sếch-xpia, kể về tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét, nhưng chỉ vì mối thù hận truyền kiếp giữa hai dòng họ mà họ không đến được với nhau. Tác phẩm kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật, qua đó mà mối thù hận giữa hai dòng họ cũng được hòa giải. Kết thúc này thể hiện tư tưởng nhân văn của toàn bộ tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm.

Tình yêu giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một tình yêu bất diệt được nảy nở ngay sau khi chàng gặp gở nàng Giu-li-ét ở buổi dạ hội. Chính bắt đầu từ sự gặp gỡ này đã đánh dấu một chuỗi bi kịch trong tình yêu của hai người khi biết hai người thuộc hai dòng họ có mối thù hận từ lâu. Nhưng họ vẫn nhất quyết đến với nhau, và sự nhất quyết này đã dẫn đến một kết thúc bi thảm.

ro me o va ju li et

Trước hết là tình yêu say đắm của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét ngay từ khi gặp nàng ở buổi dạ hội. Chàng đã lẻn vào vườn nhà Ca-piu-lét, khi Giu-li-ét xuất hiện, chàng choáng ngợp trước nhan sắc tuyệt vời của nàng. Lúc này là đêm khuya, một đêm trăng sáng, trong khung cảnh ấy, Rô-mê-ô dễ so sánh người đẹp với chị Hằng, nhưng dưới con mắt của chàng – một kẻ đang chìm đắm trong men tình thì vầng trăng kia sao có thể so sánh với sắc đẹp của nàng, nhà văn đã để cho chàng so sánh người đẹp Giu-li-ét với mặt trời mọc lúc rạng đông khiến mặt trăng thành héo hon, nhợt nhạt, Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ, thế nhưng Rô-mê-ô vẫn nói:”Vầng dương đẹp tươi ơi, hãy mọc lên đi…”. Cũng như vào lúc bình minh, vầng thái dương từ từ mọc lên ở chân trời sau những tia sáng báo hiệu đầu tiên, Giu-li-ét thoáng xuất hiện ở cửa sổ rồi nhưng nàng sẽ hiện ra rực rỡ hơn. Rô-mê-ô tập trung vào đôi mắt đẹp của nàng: “Nàng đang nói kìa, nhưng nàng có nói gì đâu…Đôi mắt nàng lên tiếng”. Ánh mắt lấp lánh của nàng khiến Rô-mê-ô ngỡ là đôi môi nàng đang mấp máy. Trong khung cảnh đêm trăng tuyệt đẹp, Rô-mê-ô so sánh đôi mắt nàng như hai ngôi sao đẹp nhất: “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời…chờ đến lúc sao về”. Nhưng không chỉ vậy, qua tâm trạng say đắm của Rô-mê-ô thì chẳng ngôi sao nào có thể so sánh với đôi mắt của nàng cả, rồi chàng đưa ra những giả định: “Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư?”, “Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?”. Tiếp đến, Rô-mê-ô chuyển sang ca ngợi đôi gò má rực rỡ của nàng, rồi như thốt lên: “Kìa, nàng tì má lên bàn tay!”. Ta nhận thấy rằng những lời thoại của Rô-mê-ô đã thể hiện tâm trạng say đắm trước nhan sắc của nàng Giu-li-ét, và sự so sánh liên tưởng của chàng trước vẻ đẹp của nàng rất phù hợp với khung cảnh lúc bấy giờ.

Còn về tâm trạng của nàng Giu-li-ét, tâm trạng của nàng có sự phát triển rõ nét. Từ khi vừa gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội và đến khi trở về phòng khi đứng bên cửa sổ trong đêm trăng tuyệt đẹp, thanh vắng, nàng đã thốt ra thành tiếng những nỗi niềm riêng của mình, qua đó trực tiếp thổ lộ tình yêu mãnh liệt không chút che giấu của mình, nàng tuy ít tuổi  nhưng đã cảm nhận được những khó khăn, thử thách là mối thù hận truyền kiếp của hai dòng họ. Do vô tình mà nàng đã tự thổ lộ tình yêu của mình, rồi không phải ngẫu nhiên mà nàng lại nhắc đến dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô, điều này chứng tỏ mối thù hận giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô và Ca-piu-lét của nàng vẫn là nỗi ám ảnh rất lớn đối với Giu-li-ét, nàng vẫn chưa thực sự tin tưởng vào tình yêu của Rô-mê-ô nên mới hỏi một câu tưởng chừng như là thừa thãi: “Anh …tới làm gì thế?. Nhưng rồi điều gì đã làm cho nàng tin tưởng thực sự vào tình yêu của Rô-mê-ô, đó chính là những lời đáp của Rô-mê-ô với từ “tình yêu” được nhắc đi nhắc lại đến bốn lần, liệu rằng chàng và nàng có vượt qua được bức tường mối hận thù giữa hai dòng họ hay không? Câu nói của Giu-li-ét “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở nơi đây” như là một sự tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, khác hẳn với những lời lẽ của nàng lúc đầu khi mà nàng tưởng không có ai nghe thấy. Nàng yêu Rô-mê-ô và sẵn sàng vượt qua mối hận thù giữa hai dòng họ nhưng vẫn băn khoăn rằng không biết tình yêu mà Rô-mê-ô dành cho mình có thật sự không và liệu chàng có vượt qua được những  cản trở của hai dòng họ để đến với nàng không?

Ta thấy rằng, trong đoạn trích có xuất hiện xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với mối hận thù của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, mối hận thù này đã cản trở tình yêu của hai người họ nhưng đấy là xung đột của toàn bộ tác phẩm, còn trong đoạn trích này ta không nhận thấy xung đột nào cản trở cuộc tình duyên này cả. Rô-mê-ô gặp và yêu Giu-li-ét không có sự băn khoăn và đắn đo trong thế giới nội tâm của chàng, chàng sẵn sàng vượt qua mối hận thù giữa hai dòng họ, còn về Giu-li-ét nàng cũng dành tình yêu của mình cho Rô-mê-ô nhưng vẫn còn một chút đắn đo nhưng không phải là suy nghĩ, đắn đo rằng có nên yêu Rô-mê-ô trong khi hai dòng họ hận thù như thế không mà là nỗi băn khoăn, đắn đo rằng không biết tình yêu mà Rô-mê-ô dành cho nàng có thật sự không và không biết rằng chàng có chấp nhận vượt qua rào cản của hai gia đình để đến với nàng, vun đắp cho tình yêu của hai người. Ta khẳng định rằng, không có sự xung đột nào giữa tình yêu của hai người và mối thù hận giữa hai dòng họ, tình yêu của họ vẫn diễn ra thật trong sáng trên cái nền của sự thù hận đó, tuy nhiên đây là một tình yêu thật dũng cảm, họ bất chấp hận thù để dành tình yêu cho nhau.

Đoạn trích làm thể hiện tình yêu say đắm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tình yêu của họ diễn ra trên cái nền của mối thù hận sâu sắc giữa hai dòng họ của hai người. Qua đó làm nôỉ bật lên sự mãnh liệt và dũng cảm trong tình yêu của họ mặc dù còn nhiều lo lắng, băn khoăn.

Theo: Ngọ Thị Quỳnh

0