Nghị luận xã hội về câu nói Cần cù bù thông minh
Nghi luan xa hoi Can cu bu thong minh – Đề bài: Thông minh vốn có sẵn trong mỗi người và gần như không thể thay đổi được, tuy nhiên cần cù thì lại do rèn luyện mà có. Em hãy viết bài văn nghị luận về câu nói Cần cù bù thông minh. Trí thông minh là điều rất cần thiết để có được thành công ...
Nghi luan xa hoi Can cu bu thong minh – Đề bài: Thông minh vốn có sẵn trong mỗi người và gần như không thể thay đổi được, tuy nhiên cần cù thì lại do rèn luyện mà có. Em hãy viết bài văn nghị luận về câu nói Cần cù bù thông minh. Trí thông minh là điều rất cần thiết để có được thành công trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng không phải ai sinh ra cũng đã được được trời phú cho bản tính thông minh mà phải trải qua một quá trình rèn luyện, tích lũy mới có được. Thế ...
– Đề bài: Thông minh vốn có sẵn trong mỗi người và gần như không thể thay đổi được, tuy nhiên cần cù thì lại do rèn luyện mà có. Em hãy viết bài văn nghị luận về câu nói Cần cù bù thông minh.
Trí thông minh là điều rất cần thiết để có được thành công trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng không phải ai sinh ra cũng đã được được trời phú cho bản tính thông minh mà phải trải qua một quá trình rèn luyện, tích lũy mới có được. Thế nhưng nhiều người mặc dù không có sự thông minh nhưng họ vẫn mở được cánh cửa thành công, mà chìa khóa để mở cánh cửa ấy chính là sự chăm chỉ, cần cù, đúng như câu nói của người xưa: “Cần cù bù thông minh”.
Trước hết là cần giải thích câu nói, “cần cù” là một đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người được thể hiện ở sự chăm chỉ, siêng năng học hỏi, rèn luyện trong công việc cũng như trong học tập. “Thông minh” là sự nhanh nhẹn, nhạy bén tiếp thu tri thức trong công việc, học tập. Những người thông minh thường đạt thành tích cao trong học tập và hiểu quả trong công việc mặc dù mất không nhiều công sức vì họ biết cách lựa chọn phương pháp đúng đắn.
Động từ “bù” để ý nói về việc lấy cái này để san lấp khoảng trống của cái kia. Sau khi đã phân tích nghĩa của từng từ ta có thể hiểu ý nghĩa của câu nói là sự siêng năng, chăm chỉ của một người có thể phần nào lấp đi những hạn chế về sự nhanh nhẹn, nhạy bén trong công việc cũng như trong học tập. Khi sinh ra, ai cũng mong muốn mình là một người thông minh có như vậy sẽ dễ dàng hơn trong mọi việc, nhưng cuộc đời là như vậy, không phải ai mong muốn cái gì là sẽ được đáp ứng cái đấy. có những người khi sinh ra bản chất đã là một thiên tài, nhưng cũng có những người sinh ra bình thường hoặc là kém thông minh. Nhưng điều đáng ngưỡng mộ ở họ là sự kiên trì, siêng năng học tập cố gắng vươn lên không mệt mỏi, họ đã biết lấy điểm mạnh của mình để lấp đầy khoảng trống của những điểm yếu, đây chính là bài học mà những người muốn thành công phải học tập. Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng khẳng định: “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1%, 99% còn lại là lao động cực nhọc”. Những người có đầu óc thông minh, nhưng nếu ỷ nại vào sự thông minh đó mà không chịu tích lũy, trau dồi thêm kiến thức thì sự thông minh ấy dần dần cũng bị mai một đi, vì cái gì không được thường xuyên củng cố thì sẽ rất dễ biến mất và họ sẽ không thể nào mở được cánh cửa thành công, ngược lại những người kém thông minh nhưng chịu khó học hỏi, tích lũy thì dần dần công sức của họ sẽ được đền đáp. Trong truyện ngụ ngôn của Laphongten “Con ve và đàn kiến”, trong mùa hè thay vì việc cần cù tìm kiếm và dự trữ thức ăn cho mùa đông như đàn kiến thì con ve chỉ biết ca hát trong suốt những ngày hè đó. Và kết quả là con ve phải đến tổ kiến xin thức ăn và chỗ ở vào những ngày mùa đông lạnh giá. Truyện ngụ ngôn trên là một ví dụ cho vai trò của sự cần cù, chăm chỉ.
“Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, câu nói được xem như là một chân lý, vậy mà có những người vẫn không ý thức được rằng, muốn thành công thì ngoài sự thông minh ra còn cần sự siêng năng, chăm chỉ nữa. Họ cho rằng chỉ thông minh thôi là đủ nhưng họ không biết rằng phải có điều kiện cần và đủ thì mới đi được tói đích thành công, mà họ chỉ nắm trong tay điều kiện cần thôi thì sao có thể đi đến trọn vẹn của sự thành công được. Nhưng có một câu hỏi đặt ra là có một số người tuy chăm chỉ, siêng năng nhưng vẫn thất bại. Vậy nguyên nhân là gì? Đó là vì sự chăm chỉ, siêng năng của họ không đúng cách, thậm chí sai về mặt phương pháp, không hiểu sâu được vấn đề. Có thể nói họ chăm chỉ nhưng chăm chỉ một cách mù quáng, một đứa trẻ muốn đọc được một bài trong sách thì đầu tiên nó phải học bảng chữ cái, nhưng ngày qua ngày nó cứ chăm chỉ đọc đi đọc lại bảng chữ cái mà không hiểu được rằng phải ghép các con chữ lại với nhau thì mới tạo thành một từ và như vậy nó mới có thể đọc được bài đọc ấy, cũng như vậy họ chăm chỉ học tập nhưng chỉ là sự hời hợt học cái vỏ mà không tìm hiểu cái cốt lõi thì mãi vẫn không thành công được. Vẫn biết thất bại là truyện hiển nhiên nhưng chúng ta có đứng dậy được tư chính thất bại ấy hay không mới là vấn đề đáng nói.
Các bạn học sinh, một số bạn có học lực rất bình thường nhưng các bạn ấy vẫn thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng trên cả nước, vẫn biết rằng đó là nhờ vào sự may mắn, nhưng câu nói của Benjamin Franklin – một nhà khoa học, một triết gia, một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, người được các nhà sử gia gọi là “Người Mỹ đầu tiên”, đã chứng minh được vai trò của sự chăm chỉ ở đây. Ông nói: “Chăm chỉ là mẹ của may mắn”. Đúng như vậy, việc chăm chỉ làm công việc mình đam mê kết hợp với việc phát huy tinh thần sáng tạo vào công việc đó thì chắc chắn rằng sẽ luôn gặp may mắn và nhận được kết quả tốt đẹp.
Đức tính cần cù, siêng năng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi chúng ta đều phải phát huy ở bản thân mình, chính điều này giúp chúng ta vượt qua những rào cản về sự kém thông minh để đi tới thành công và những điều tốt đẹp nhất.
Theo: Ngọ Thị Quỳnh