Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương Bài làm: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương – Trong chương trình ngữ văn lớp 9, bài thơ khiến em cảm thấy ấn tượng và dành nhiều tình cảm nhất đó là bài thơ “Viếng lăng Bác” ...
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương Bài làm: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương – Trong chương trình ngữ văn lớp 9, bài thơ khiến em cảm thấy ấn tượng và dành nhiều tình cảm nhất đó là bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Nhà thơ Viễn Phương có tên thật là Phan Thanh Viễn, ông sinh năm 1928 tại An giang. Ông là nhà thơ với nhiều sáng tác ấn tượng và đi vào lòng bạn đọc. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được ông viết năm 1976, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông có dịp ra Hà Nội, đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được in trong tập “Như mấy mùa xuân”. Bài thơ ca ngợi công ơn của Bác Hồ đồng thời thể hiện lòng thương tiếc, kính yêu và biết ơn trước Bác – niềm kính yêu vô bờ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được nhận định là một trong những bài thơ viết về Bác sâu sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương của nhà thơ đối với lãnh tụ của dân tộc bằng ngôn ngữ tinh tế, cảm xúc nhất. “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng” Là những câu thơ đầu tiên của bài, mang một cảm xúc rõ rệt và khác biệt của tác giả, cảm xúc xúc động của một người con ở xa trở về thăm Bác như nỗi niềm của con cháu khi thăm lại mộ phần của người ruột thịt của mình. Viễn Phương từ xa đã thấy lăng Bác – nơi an nghỉ của Bác trong làn sương, hàng tre với sức sống mãnh liệt tự thân nó. Hàng tre xanh như tâm hồn người Việt Nam, dáng đứng của người Việt Nam trước phong ba, bão táp vẫn hiên ngang đứng thẳng, như dáng đứng con người Việt Nam. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” Bác được yên nghỉ trong lăng, Bác nằm đó, như vẫn dõi theo từng bước đi của dân tộc. Hình ảnh “Mặt trời” được nhắc đến hai lần, nhà thơ đã cố tình đặt hai hình ảnh đó cạnh nhau, bổ sung nghĩa cho nhau làm đoạn thơ thêm ý nghĩa hơn. Hai câu thơ sóng đôi với nhau, hô ứng và bổ xung nghĩa cho nhu. Một mặt trời tự nhiên ngoài đời thực, rực rỡ, vĩnh hằng vẫn “Ngày ngày” chiếu sáng, vẫn tỏa hơi ấm cho mọi vật. Đặc biệt hơn khi tác giả đặt mặt trời thực và mặt trời ẩn dụ trong lăng, vẫn luôn tỏa hơi ấm của mình để sưởi ấm mọi người dân Việt Nam. Mặt trời ấy cũng chiếu sáng, cũng tự mình chiếu sáng. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ về mặt ngữ nghĩa thêm sâu sắc, ấn tượng hơn. Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lắng Bác của nhà thơ Viễn Phương Bác Hồ với dân tộc Việt Nam như một vị lãnh tụ, một vị cha già đã là người có công rất lớn với dân tộc. Những người con như Viễn Phương vẫn nhập vào dòng người ngày ngày đến viếng Bác, mang một sự thành kính nhất, nghiêm trang nhất. Dòng người cứ thế một đông đúc kết thành tràng hoa dâng Bác. Tràng hoa ấy bao gồm muôn vạn hoa tươi thơm ngát hương. Mỗi bông hoa một vẻ, một sắc, một hương kết thành những tràng hoa dâng lên Người. Tràng hoa ấy hữu hình hoặc vô hình dâng lên Bác một sự biết ơn vô bờ bến. “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” Bác Hồ – một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, sự hi sinh của Bác là biết bao sự biết ơn của dân tộc đối với Bác. Bác tuy đã đi xa nhưng sự vĩnh hằng và bất diệt luôn tồn tại. Bác đã đi xa nhưng nằm trong lăng trông Bác vẫn như chỉ đang ngủ một giấc Bình yên. “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Khổ thơ cuối là cảm xúc, là nỗi niềm của tác giả trước sự hi sinh của Bác, nhà thơ nói lên khát vọng không chỉ của riêng tác giả mà còn nói lên khát khao ước vọng của dân tộc, muốn làm con chim để hót vui bên lăng Bác hay muốn làm đóa hoa tỏa hương cho đời, tỏa hương bên cạnh nơi Bác yên nghỉ. Khổ thơ đã bày tỏ cảm xúc của tác giả trước lăng Bác, trước sự hi sinh của Bác. Sự hi sinh ấy của Bác là một mất mát lớn của dân tộc, song con người không tránh khỏi quy luật Sinh – lão – bệnh – tử. Bằng những từ ngữ giản dị, đặc biệt là tấm lòng yêu thương kính trọng trước vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc. “Viếng lăng Bác” đã mang đến cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng trước nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương đã mang theo tình cảm của bao con dân miền Nam ra viếng lăng Bác, đây như là cuộc hồi hương của thi sĩ về gốc gác, về vùng miền, về quê hương của chính mình. Nhà thơ Viễn Phương mang đến một tình cảm dạt dào, một sự xúc động của người con trước nơi an nghỉ của vị lãnh tụ dân tộc kính yêu. Hà Vũ Hường Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn PhươngDánh giá bài viết Từ khóa từ Google:cam nhan cua em ve bai tho vieng lang bac cua vieng phuong
Đề bài:
Bài làm:
– Trong chương trình ngữ văn lớp 9, bài thơ khiến em cảm thấy ấn tượng và dành nhiều tình cảm nhất đó là bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
Nhà thơ Viễn Phương có tên thật là Phan Thanh Viễn, ông sinh năm 1928 tại An giang. Ông là nhà thơ với nhiều sáng tác ấn tượng và đi vào lòng bạn đọc. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được ông viết năm 1976, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông có dịp ra Hà Nội, đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được in trong tập “Như mấy mùa xuân”. Bài thơ ca ngợi công ơn của Bác Hồ đồng thời thể hiện lòng thương tiếc, kính yêu và biết ơn trước Bác – niềm kính yêu vô bờ.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” được nhận định là một trong những bài thơ viết về Bác sâu sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương của nhà thơ đối với lãnh tụ của dân tộc bằng ngôn ngữ tinh tế, cảm xúc nhất.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”
Là những câu thơ đầu tiên của bài, mang một cảm xúc rõ rệt và khác biệt của tác giả, cảm xúc xúc động của một người con ở xa trở về thăm Bác như nỗi niềm của con cháu khi thăm lại mộ phần của người ruột thịt của mình. Viễn Phương từ xa đã thấy lăng Bác – nơi an nghỉ của Bác trong làn sương, hàng tre với sức sống mãnh liệt tự thân nó. Hàng tre xanh như tâm hồn người Việt Nam, dáng đứng của người Việt Nam trước phong ba, bão táp vẫn hiên ngang đứng thẳng, như dáng đứng con người Việt Nam.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Bác được yên nghỉ trong lăng, Bác nằm đó, như vẫn dõi theo từng bước đi của dân tộc. Hình ảnh “Mặt trời” được nhắc đến hai lần, nhà thơ đã cố tình đặt hai hình ảnh đó cạnh nhau, bổ sung nghĩa cho nhau làm đoạn thơ thêm ý nghĩa hơn. Hai câu thơ sóng đôi với nhau, hô ứng và bổ xung nghĩa cho nhu. Một mặt trời tự nhiên ngoài đời thực, rực rỡ, vĩnh hằng vẫn “Ngày ngày” chiếu sáng, vẫn tỏa hơi ấm cho mọi vật. Đặc biệt hơn khi tác giả đặt mặt trời thực và mặt trời ẩn dụ trong lăng, vẫn luôn tỏa hơi ấm của mình để sưởi ấm mọi người dân Việt Nam. Mặt trời ấy cũng chiếu sáng, cũng tự mình chiếu sáng. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ về mặt ngữ nghĩa thêm sâu sắc, ấn tượng hơn.
Bác Hồ với dân tộc Việt Nam như một vị lãnh tụ, một vị cha già đã là người có công rất lớn với dân tộc. Những người con như Viễn Phương vẫn nhập vào dòng người ngày ngày đến viếng Bác, mang một sự thành kính nhất, nghiêm trang nhất. Dòng người cứ thế một đông đúc kết thành tràng hoa dâng Bác. Tràng hoa ấy bao gồm muôn vạn hoa tươi thơm ngát hương. Mỗi bông hoa một vẻ, một sắc, một hương kết thành những tràng hoa dâng lên Người. Tràng hoa ấy hữu hình hoặc vô hình dâng lên Bác một sự biết ơn vô bờ bến.
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Bác Hồ – một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, sự hi sinh của Bác là biết bao sự biết ơn của dân tộc đối với Bác. Bác tuy đã đi xa nhưng sự vĩnh hằng và bất diệt luôn tồn tại. Bác đã đi xa nhưng nằm trong lăng trông Bác vẫn như chỉ đang ngủ một giấc Bình yên.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Khổ thơ cuối là cảm xúc, là nỗi niềm của tác giả trước sự hi sinh của Bác, nhà thơ nói lên khát vọng không chỉ của riêng tác giả mà còn nói lên khát khao ước vọng của dân tộc, muốn làm con chim để hót vui bên lăng Bác hay muốn làm đóa hoa tỏa hương cho đời, tỏa hương bên cạnh nơi Bác yên nghỉ. Khổ thơ đã bày tỏ cảm xúc của tác giả trước lăng Bác, trước sự hi sinh của Bác. Sự hi sinh ấy của Bác là một mất mát lớn của dân tộc, song con người không tránh khỏi quy luật Sinh – lão – bệnh – tử.
Bằng những từ ngữ giản dị, đặc biệt là tấm lòng yêu thương kính trọng trước vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc. “Viếng lăng Bác” đã mang đến cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng trước nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương đã mang theo tình cảm của bao con dân miền Nam ra viếng lăng Bác, đây như là cuộc hồi hương của thi sĩ về gốc gác, về vùng miền, về quê hương của chính mình. Nhà thơ Viễn Phương mang đến một tình cảm dạt dào, một sự xúc động của người con trước nơi an nghỉ của vị lãnh tụ dân tộc kính yêu.
Hà Vũ Hường
Từ khóa từ Google:
- cam nhan cua em ve bai tho vieng lang bac cua vieng phuong