Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ lòng
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng Bài làm Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng – Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một trong những nhà nhà quân sự tài ba thời nhà Trần. Không những tài giỏi trong lĩnh vực quân sự, Pham Ngũ Lão cũng được coi là một ...
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng
Bài làm
Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng – Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một trong những nhà nhà quân sự tài ba thời nhà Trần. Không những tài giỏi trong lĩnh vực quân sự, Pham Ngũ Lão cũng được coi là một người văn võ song toàn. Trong văn chương, ông đã có rất nhiều những sáng tác về chí làm trai và lòng yêu nước. Và Tỏ lòng là một trong những bài thơ rất tiêu biểu cho tâm tình đó của nhà thơ.
Bài thơ Tỏ lòng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của danh tướng Phạm Ngũ Lão:
"Hoành sóc giang san kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.
Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu).
Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang dũng mãnh. Câu thơ “Hoàng sóc giang sơn kháp kỷ thu” là một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử. Chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện qua một vần thơ cổ kính trang nghiêm, đó là cầm ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ giang sơn yêu quý. Hai chữ "múa giáo" chưa thể hiện được âm hưởng hào hùng của hai từ "hoành sóc" trong câu thơ nguyên tác "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu". "Hoành sóc" là tư thế cầm ngang ngọn giáo của con người trấn giữ đất nước. Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, mang tầm vóc của vũ trụ. Chính không gian rộng lớn và thời gian trải dài dường như vô tận đã làm cho hình ảnh con người trở nên kì vĩ, hào hùng lạ thường. Ngọn trường giáo dường như được đo bằng chiều dài của sông núi. Cầm ngang ngọn giáo là tư thế con người luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, so với phần dịch "múa giáo" thì hình ảnh đó mạnh mẽ, hào hùng hơn nhiều.
Câu thơ "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu" ta có thể hiểu là "ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu" có thể được hiểu theo ý nghĩa về sự hùng mạnh của đội quân nước nhà với khí thể quật cường vô cùng. Cái nghĩa quân ấy mang trong mình khát khao cháy bỏng muốn lập nên kì tích cho đời, cho dân tộc và nhân dân. Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên đang gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại. Họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ hầu – Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.
Hai câu cuối sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:
“Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
“Công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Nam nhi thời phong kiến coi việc lập công và lập danh là nhiệm vụ quan trọng của cuộc đời. Đây là chí làm trai theo quan niệm của xã hội xưa. Chí nam nhi thời xưa là phải dẹp đi những chuyện nhỏ nhặt và chỉ hướng đến những điều lớn lao, tuyệt vời nhất. Đặt trong xã hội phong kiên thời loạn, đất nước luôn bị họa ngoại xâm, chí làm trai có tác dụng mãnh mẽ, cổ vũ con người từ bỏ lối sống cá nhân, ích kỉ để sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp "bình quốc an dân", do đó nó mang giá trị tích cực. Đó không phải là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm.
Trong câu thơ cuối, nỗi "thẹn" đã thể hiện vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Phạm Ngũ Lão "thẹn" vì chưa có được tài năng mưu lược như Vũ Hầu Gia Cát Lượng để giúp dân cứu nước, thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nước còn quá bộn bề. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão cũng là những day dứt của rất nhiều những bậc nam nhi khi tự nhìn nhận bản thân, thấy rằng bản thân mình chưa làm được gì nhiều cho dân tộc, cho nhân dân. Cái nối thẹn ấy không hề đáng xấu hổ, cái nối thẹn ấy là nỗi thẹn thể hiện chí làm trai cao thượng của tác giả, khôn giấu giếm, ngụy biện cái không tốt của bản thân, sẵn sàng nói ra và nhận trách nhiệm. Đàng hoàng và cao thượng, bất khuất và hiên ngang. Chí làm trai mà bao nhiêu cùng hướng mơ ước nhưng không ai cũng làm được. Tuy vậy, tất cả đều đáng khích lệ vô cùng. Nhờ có họ, nhờ có chí làm trai ngoan cường của họ, đất nước ta mới có thể đánh thắng được giặc ngoại xâm.
Thuật hoài được Phạm Ngũ Lão viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vị anh hùng ca. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần qua hình ảnh tự soi xét mình của tác giả – cũng là một vị danh tướng đương thời. Hình ảnh con người được đặt ngang tầm vóc của vũ trũ, mang vẻ lẫm liệt, hào hùng. Họ là những con người sống hết kích thước cuộc sống, luôn hết mình vì dân, vì nước. rất đáng ngợi ca, rất đáng ghi nhớ và trân trọng.
Minh