Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
Đề bài: Bài làm – Triều đại nhà Trần (1226-1400) trong lịch sử dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta thật sự rất oanh liệt và hào hùng. Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt và Tỏ lòng ...
Đề bài:
Bài làm
– Triều đại nhà Trần (1226-1400) trong lịch sử dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta thật sự rất oanh liệt và hào hùng. Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt và Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão một là những kiệt tác chứa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Bài thơ Tỏ lòng thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của danh tướng Phạm Ngũ Lão:
“Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
Câu thơ “Hoàng sóc giang sơn kháp kỷ thu” là một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử. Nó thể hiện tư thế người chiến sĩ thuở “bình Nguyên” ra trận hiên ngang, hào hùng như các dũng sĩ trong huyền thoại. Con người sánh ngang với trời đất, có trách nhiệm to lớn đối với thế giới. Vì vậy ở đây người tráng sĩ đã thể hiện tư thế và tầm nhìn của người chủ động canh giữ Khát vọng bảo vệ Tổ quốc dồn vào đôi cánh tay tráng sĩ đang chắc trong tay cầm ngang ngọn giáo, bất chấp cả thời gian trôi qua. Câu khai đã làm trọn chức năng mở ra và đã hé mở tấm lòng son sắt của Phạm Ngũ Lão đối với quê hương đất nước. Từ thế của nhân vật trữ tình hiện lên thật hiên ngang lẫm liệt nhưng giọng điệu câu thơ lại bình tĩnh, khiêm nhường, ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng. Một ý chí sắt đá không gì thay đổi. Đi cứu nước là niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm hạnh phúc lớn lao của trang nam nhi thời Trần.
Đội quân “Sát Thát” ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp với hình ảnh ba quân, với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo, quyết tâm đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. “Khí thôn Ngưu” nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời.
Hai câu cuối sử dụng một điển tích để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã.Cái lý tưởng sống của Phạm Ngũ Lão còn được thể hiện ở hoài bão, ý thức của bậc nam nhi với việc lập công danh để đời. Đó là nỗi lòng với cái chí và tâm lớn lao cao cả của người anh hùng:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
“Công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm.
Khát vọng bảo vệ Tổ quốc dồn vào đôi cánh tay tráng sĩ đang chắc trong tay cầm ngang ngọn giáo, bất chấp cả thời gian trôi qua. Câu khai đã làm trọn chức năng mở ra và đã hé mở tấm lòng son sắt của Phạm Ngũ Lão đối với quê hương đất nước. Từ thế của nhân vật trữ tình hiện lên thật hiên ngang lẫm liệt nhưng giọng điệu câu thơ lại bình tĩnh, khiêm nhường, ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng. Một ý chí sắt đá không gì thay đổi. Đi cứu nước là niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm hạnh phúc lớn lao của trang nam nhi thời Trần.
Tướng thì phải có quân, tướng nào quân nấy. Người tráng sĩ đang sát cánh cùng ba quân với khí thế ngất trời:
"Nam nhi vị liễu công danh trái"
Theo quan niệm Nho giáo phong kiến, làm trai trên đời phải có công danh sự nghiệp, cũng là để chứng tỏ cái chí của người quân tử, muốn được góp sức với đời góp công với nước. Có như vậy mới thỏa nguyện chí làm trai và làm vẻ vang cho cha mẹ, gia tộc. Lý tưởng của chí làm trai ấy trong thời gian khá dài đã phát huy tích cực. Bao trí thức Nho gia đất Việt, các thế hệ đã sống say mê mãnh liệt với lý tưởng ấy và lưu danh muôn đời với sự nghiệp lớn lao cho đất nước, cho xã hội. Suốt cuộc đời, Phạm Ngũ Lão không làm điều gì để phải thẹn với dân, với nước, với chính mình, Nói thẹn là là cách nói khiêm nhường, một cách thể hiện khát vọng, hoài bão mãnh liệt trong lòng. Mẫu nam nhi lý tưởng theo Phạm Ngũ Lão là người có tài mưu lược, có nhiều công trạng như Vũ hầu Gia Cát Lượng. Ở một khía cạnh khác, cách nói đó lại là sự khẳng định đề cao đề cao ý thức trách nhiệm của Phạm Ngũ Lão với đất nước, với nhân dân. Câu thơ hợp đã để lại biết bao suy ngẫm cho người đọc.
Thuật hoài là lời tỏ lòng riêng của Phạm Ngũ Lão, là tiếng nói của một trái tim yêu nước mãnh liệt, thiết tha. Thuật hoài” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vị anh hùng ca. Nó mãi mãi là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời “hào khí “Đông A” của dân tộc
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần. Hình ảnh con người được đặt ngang tầm vóc của vũ trũ, mang vẻ lẫm liệt, hào hùng. Họ là những con người sống luôn hết mình vì dân, vì nước, tạo nên sức mạnh của thời đại.
Minh