24/02/2018, 19:52

Cảm nhận của em về bài thơ Chiều tối

Đề bài: Bài làm – Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả đời Bác là một cuộc đời dãi dầu gian loa, nhiều cay đắng để tiến đến lý tưởng độc lập, tự do cho dân tộc. Bác là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng đồng thời cũng là một ...

Đề bài:

Bài làm

– Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả đời Bác là một cuộc đời dãi dầu gian loa, nhiều cay đắng để tiến đến lý tưởng độc lập, tự do cho dân tộc. Bác là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng đồng thời cũng là một nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc. Trong văn chương của Bác, và nhất là trong thơ ca. Bác có nhiều bài thơ gắn bó với thiên nhiên hơn cả, và điều đặc biaatj là đằng sau dáng dấp của thiên nhiên gần gũi ấy là cả một tấm lòng cao khiết về cuộc đời và nhân dân. Bài thơ Chiều tối là một ví dụ tiêu biểu cho những tình ý đó: 

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, 

Cô vân mạn mạn độ thiên không. 

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, 

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

(Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ, 

Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không; 

Thiếu nữ xóm núi xay ngô, 

Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ).

Hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tà. 

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, 

Cô vân mạn mạn độ thiên không"

Cánh chim mỏi mệt  đang đập cánh bay đi tìm chốn ngủ. Cùng với đó là  chòm mây lẻ loi, lững lờ, uể oải trôi. Cả cánh chim và chòm mây đều mang cảm giác mệt mỏi, cô độc. 

Qua hai câu thơ, bắt gặp một cái nhìn mới của chủ thể trữ tình, người tù thi sĩ: có sự tương đồng, hoà hợp và cảm thông giữa tâm hồn người tù với những hình ảnh của thiên nhiên. Hẳn là người tù cũng đang mỏi mệt và khao khát một chốn dừng chân. Thời gian chiều tà, không gian rừng núi. Con người giữa nơi chốn ấy, lại trong hoàn cảnh đang bị áp giải trên đường chuyển lao, không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng. Hai câu sau là khung cảnh sinh hoạt của con người 

"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, 
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng"

Xuất hiện hình ảnh xóm núi. Tiếp đó là hình ảnh cô gái xay ngô, và tiếp ngay sau đó là hình ảnh bếp lửa hồng. Sự xuất hiện theo trình tự này cho phép ta hình dung bước chân của người tù đang tiến đến gần, cái nhìn mới đầu từ xa, bao quát toàn cảnh, sau tới gần, ngày càng rõ rệt, cụ thể trong từng chi tiết. Vậy là từ không gian trên cao ở hai câu trên hạ xuống không gian trần thế, không gian sinh hoạt của con người. Con người, chứ không phải thiên nhiên mới là trung tâm điểm, là "nhân vật chính" của thơ hiện đại, trong trường hợp cụ thể này là thơ của Bác. 

Bức tranh về sự sống sinh hoạt của con người được đặc tả. Lúc này thời gian đã tối dần. Vòng quay của cối xay được thể hiện trong sự lập lại "ma bao túc" ở câu trên và "bao túc ma hoàn" trong câu tiếp theo. Nhịp 4/3 ở câu cuối tạo một nốt ngưng, vòng quay tắt, và lò than bỗng rực hồng lên. Chữ "hồng" làm bừng sáng cảnh thơ. Đến đấy ta có thể thấy sự vận động của hình tượng thơ, từ bóng tối vươn ra ánh sáng, từ sự tàn lụi đến sự sống, từ cô đơn tới sum vầy ấm áp; từ nỗi buồn hướng tới niềm vui; trong đó con người thành trung tâm điểm, như một chủ thể hành động tích cực. Để rồi thấy được rõ sự nhạy cảm của  hình tượng người tù, cũng là chiến sĩ và thi sĩ. Tấm lòng hoà hợp, cảm thông, nâng niu của Bác Hồ đối với thiên nhiên tạo vật. Trái tim của Bác đập vì con người. 

Con đường mà người tù đang đi là một con đường ở miền núi. Bên cạnh con đường lúc này là một xóm nhà, có lẽ chỉ là một xóm nhỏ, nhà cửa thưa thớt của người dân miền núi, thỉnh thoảng người tù vẫn gập trên suốt chặng đường đi, chẳng có gì đáng để ý. Nhưng lúc này, giữa cái bình thường ấy, người tù chợt nhìn thấy một hình ảnh gây xúc động mãnh liệt: cô gái nhỏ xay ngô và sau đó, ánh đỏ hồng nơi bếp lửa. Đó là những hình ảnh bình dị về một cuộc sông bình thường của người lao động. Sau một ngày làm việc ở ngoài đồng, chắc là rất vất vả, những người nông dân trở về nhà mình để ăn tối và nghỉ ngơi. Cô gái nhỏ này hằn là con hoặc em gái trong gia đình, chuẩn bị bữa ăn chiều cho những người sắp trở về. Hình ảnh cô gái nhỏ xay ngô và hình ảnh ngọn lửa xuất hiện trong bóng chiều chập choạng thật đơn sơ, giản dị, nhưng cũng thật đẹp, đáng yêu và ấm lòng. 

Nhận ra những chi tiết của bức tranh đó, nhà thơ thực sự cảm động và thông cảm với cuộc sống của người lao động: nghèo, vất vả nhưng ấm tình và lạc quan. Đóng lại bài thơ bằng một từ "hồng" đầy sức nặng, nhà thơ như muốn ấp ủ ngọn lửa hồng ấy trong trái tim mình, vui sướng vì ngọn lửa bất diệt của cuộc sống bình thường. Cảnh đang buồn hoá vui. Ấn tượng về ngọn lửa gia đình ấm áp càng nổi bật trong sự tương phản với cái lặng lẽ đến gần như bất động của cảnh thiên nhiên. Tâm trạng nhà thơ cũng diễn biến từ mệt mỏi (chim mỏi) cô đơn (cô vân) đến chỗ hồng lên, ấm lên cùng ánh lửa. Một ánh "hồng" tuy chỉ nhìn thấy từ xa, cũng đủ sức sưởi ấm lòng người. Bài thơ đang từ những cảm xúc thường gặp trong thơ phương Đông về cảnh chiều tối bỗng chuyển sang những cảm xúc mới mẻ của nhà thơ cách mạng. 

Bài thơ tuy giản dịm đơn sơ nhưng gợi nhiều liên tưởng, tưởng là để tải cảnh nhưng thật ra là tự bộc lộ, ít lời, kín đáo mà lại nói với người đọc rất nhiều.

Minh

0