31/05/2017, 12:47

Cảm nhận của anh (chị) về bốn câu thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Bốn câu thơ đã gợi lên không gian, thời gian chia li và nỗi niềm của kẻ đi, người ở. Cảnh tiễn đưa mang những nét buồn, lưu luyến, bâng khuâng của biết bao cuộc tiễn đưa ta đã từng gặp trong những bài thơ tống biệt thuở nào 1. Mở bài - Về bài thơ Tống biệt hành, nhà phê ...

Bốn câu thơ đã gợi lên không gian, thời gian chia li và nỗi niềm của kẻ đi, người ở. Cảnh tiễn đưa mang những nét buồn, lưu luyến, bâng khuâng của biết bao cuộc tiễn đưa ta đã từng gặp trong những bài thơ tống biệt thuở nào

1.   Mở bài

-     Về bài thơ Tống biệt hành, nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: "Trong bài thơ [...] thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (Thi nhân Việt Nam).

-     Về vị trí của đoạn thơ: Khúc tiễn đưa với kẻ đi, người ở đã được tái hiện thật ấn tượng qua bốn câu thơ mở đầu.

2.   Thân bài

Cần nêu bật một số ý cơ bản sau:

-     .

-     Nhưng cách thể hiện của bốn câu thơ lại có những nét thật riêng. Thi nhân không như người xưa lấy ngoại cảnh để tả tâm trạng. Ở đây dường như ngoại cảnh bị phủ định (Đưa người ta không đưa qua sông; Bóng chiều không thắm, không vàng vọt). Chính cảm giác, tâm trạng của kẻ ở, người đi trào dâng và phủ lên ngoại cảnh, tạo nên những vần thơ da diết những nỗi niềm sâu nặng khó nói thành lời (Sao có tiếng sóng ở trong lòng; Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong).

-     Vẻ đẹp của bốn câu thơ: về nội dung, đó là những cảm xúc tinh tế, sâu lắng trong khúc tiễn đưa; về nghệ thuật, đó là vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, bút pháp,... Bốn câu thơ đã thể hiện một "cái tôi" giàu cảm xúc, giàu khát khao với biết bao nỗi niềm, tâm trạng.

3.   Kết bài

Nêu cảm xúc, ấn tượng riêng của cá nhân về bốn câu thơ.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0