31/05/2017, 11:44

Cảm nghĩ về trái vài thiều Tiên Hưng Cầu Họ

Ở Lạng Sơn, tuyên Quang, có một loại vải thiều trông y hệt trái chôm chôm, có lông, ăn vào nhiều thì say và dễ bị sốt rét như ăn dâu vậy. Đó không phải là vải chỉnh cống Bắc Việt. Vải Việt, đến mùa, không miền nào không có. Ai đi hội Phủ Giầy hẳn còn nhớ những dẫy vải dài hàng cây số, cành lá sum ...

Ở Lạng Sơn, tuyên Quang, có một loại vải thiều trông y hệt trái chôm chôm, có lông, ăn vào nhiều thì say và dễ bị sốt rét như ăn dâu vậy. Đó không phải là vải chỉnh cống Bắc Việt. Vải Việt, đến mùa, không miền nào không có. Ai đi hội Phủ Giầy hẳn còn nhớ những dẫy vải dài hàng cây số, cành lá sum suê, đứng xa trong cây nào cây nấy tròn xoe như cái tán, đến cuối tháng ba đầu tháng tư, trái trổ từng chùm to bằng cái nong làm cho cả một bầu trời tươi lên hơn hớn vì màu xanh của lá ...

Ở Lạng Sơn, tuyên Quang, có một loại vải thiều trông y hệt trái chôm chôm, có lông, ăn vào nhiều thì say và dễ bị sốt rét như ăn dâu vậy. Đó không phải là vải chỉnh cống Bắc Việt. Vải Việt, đến mùa, không miền nào không có. Ai đi hội Phủ Giầy hẳn còn nhớ những dẫy vải dài hàng cây số, cành lá sum suê, đứng xa trong cây nào cây nấy tròn xoe như cái tán, đến cuối tháng ba đầu tháng tư, trái trổ từng chùm to bằng cái nong làm cho cả một bầu trời tươi lên hơn hớn vì màu xanh của lá chen vào màu huyết dụ của trái cây. Có người đã đi Tàu, đi Tây về ăn thứ vải này khen còn ngon hơn cả vải Tầu – và có ý muốn bảo rằng thứ vải mà Dương Quý Phi ngày xưa bắt Đường Minh Hoàng cho ngựa đi hỏa tốc lấy về để ăn chưa chắc ngon bằng.

Tiên Hưng nước chảy lừng lờ.
Bên thì rặng vải, bên bờ tre xanh.
Ai về Cổ Quán cùng anh,
Mà xem bộ đội tung hoành súng gươm.

Ấy đó, cái vải Tiên Hưng lẫy lừng danh tiếng như vậy mà so với vải Cầu Họ còn thua xa cầu Họ nổi tiếng vì vải là bởi đất ở đây hợp với giống vải; hơn thế ở cầu Họ lại có một khoảng đất riêng tốt đặc biệt để trồng vải tiến.

Nói đến vải tiến thì quả thật là “cúng” được! Tôi không biết ngày xưa dân làng ở đây tiến vải các vị tiên đế ra sao, nhưng tôi biết rằng dưới thời vua Bảo Đại, dân làng Câu Họ làm những cái lồng bằng thép chứa hàng hai ba chục kí loại vải này để gửi xe lửa gấp vào đế kinh Ngai ngự.

Lúc đó, tôi còn trẻ tuổi, ngồi yên một chỗ không thể nào chịu được. Tôi nhớ có một đêm tháng tư, không hiểu tình cờ làm sao gặp một người bạn làm xếp ga rủ đi chơi têu trên một chuyến tàu đêm chạy từ Na. vào Huế. Nửa đêm về sáng, mấy anh em lấy rượu ra uống, ông xếp ga và hai anh “ba ga dít”, gặp lúc rượu ngà ngà, nghĩ ra được một món nhắm Tất hách và rất quí: ngay trên chuyến xe ấy, có chở một lồng vải vào Huế cho vua Bảo Đại. Ờ, cứ bảo cái vải tiến này ngon ác lắm, hay là ta móc ở dưới đáy lồng – vì chung quanh lồng đều cặp chì, mở ra thì dẫu vết dễ làm cho anh em hỏa xa đêm ấy mang tai mang tiếng lấy ít trái ra nếm thử xem sao.

Thì ra cái vải gia dụng, cái vải thật ngon cũng có khác với cái vải thường ta ăn rất nhiều. Ngay từ cái vỏ trái vải tiến cũng đã khác thường rồi: nó không đỏ màu huyết dụ, mà ong óng một màu nâu cổ kính, mà nhẵn lì đi chớ không có gai gồ ghề, Nhìn kỹ hơn một chút nữa thì trong làn da màu nâu ấy nổi lên những cái vân và thỉnh thoảng giữa cái vân lại có một chấm đỏ hiện lên. Trái vải này thực ra không lớn lắm, trung bình chỉ to hơn cái chén quân pha trà tàu một chút nhưng đặc biệt là khi bóc vỏ ra rồi không có nước tèm lem, mà hột thì chỉ nhỏ bằng cái đầu ngón tay. Cùi nó dày như cùi dừa, nhưng không trắng bạch mà lại hung hung màu ngà. Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắc mà nhai thì mềm, không nhão mà lại giòn, nhai khe khẽ mà chính tai mình thấy như sậm sựt.

Ơi ơi trái vải của miền Bắc xa xưa, ngon biết chừng nào, ngọt biết bao nhiêu.

0