25/05/2017, 00:17

Cảm nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng  Bước vào học kì một của năm lớp sáu, chúng em đã được học rất nhiều những bài học mới lạ, bổ ích. Đặc biệt trong môn ngữ văn, chúng em được tìm hiểu một đơn vị kiến thức mới, đó chính là văn học dân gian Việt Nam, trong đó  bao ...

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng  Bước vào học kì một của năm lớp sáu, chúng em đã được học rất nhiều những bài học mới lạ, bổ ích. Đặc biệt trong môn ngữ văn, chúng em được tìm hiểu một đơn vị kiến thức mới, đó chính là văn học dân gian Việt Nam, trong đó  bao gồm nhiều thể loại như: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Trong tất cả các thể loại cũng như văn bản đó, tác phẩm mà em yêu thích nhất, đó chính là câu ...

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

 Bước vào học kì một của năm lớp sáu, chúng em đã được học rất nhiều những bài học mới lạ, bổ ích. Đặc biệt trong môn ngữ văn, chúng em được tìm hiểu một đơn vị kiến thức mới, đó chính là văn học dân gian Việt Nam, trong đó  bao gồm nhiều thể loại như: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Trong tất cả các thể loại cũng như văn bản đó, tác phẩm mà em yêu thích nhất, đó chính là câu chuyện ngụ ngôn: “Ếch ngồi đáy giếng”.

Ếch ngồi đáy giếng là một trong những câu chuyện ngụ ngôn tiêu biểu của nền văn học dân gian Việt Nam, được ông cha ta truyền miệng từ đời này sang đời khác. Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” nói riêng, các câu chuyện ngụ ngôn khác nói chung, thường chứa đựng những quan niệm, triết lí, tư tưởng của ông cha ta, được đúc kết từ chính cuộc sống thực tiễn của mình. Vì vậy mà những câu chuyện này không chỉ đơn thuần là những câu chuyện dùng để giải trí, mua vui mà còn hướng chúng ta- những thế hệ hậu bối đến những bài học, những quan niệm nhân sinh được thể hiện trong tác phẩm.

Truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện về một chú ếch, thông qua đó thì ông cha ta phê phán thói huênh hoang, hiểu biết nông cạn nhưng lại thích thể hiện và tỏ ra hơn người. Qua đó sẽ truyền tải một triết lí, một bài học về sự khiêm tốn, sự ham học hỏi và mở rộng tầm hiểu biết của mình vì thế giới bao la, rộng lớn, mà những hiểu biết của ta thì lại có giới hạn, vì vậy mà con người cần không ngừng học hỏi để trau dồi vốn tri thức ấy. Truyện ngụ ngôn này kể về một con ếch sống trong một cái giếng nọ, cuộc sống của nó chỉ quanh quẩn trong không gian nhỏ hẹp của cái giếng, xung quanh là những con vật nhỏ bé như: nhái, cua, ốc…

Những con vật này đều rất nhỏ bé, và so với con ếch thì kích thước cũng như về hình dáng đều có phần nhỏ bé hơn. Cũng vì vậy mà con ếch tỏ ra rất kiêu ngạo, nó tự cho mình là to lớn, cho mình là hơn những con vật nhỏ bé kia và có thể làm chúng sợ hãi chỉ bằng tiếng kêu của mình: “Hàng ngày, nó cứ cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động giếng, khiến cho các con vật khác hoảng sợ”. Qua chi tiết này ta có thể thấy con ếch vô cùng hống hách, kiêu căng, không chỉ tự phụ về bản thân mà còn cậy sức mạnh của mình mà mang đến những nỗi hoảng sợ cho những con vật vô tội kia. Sự vô lí trong hành động, sự ngạo mạn trong thái độ và sự ảo tưởng về sức mạnh của bản thân khiến cho con ếch trong cái nhìn của các con vật khác là vô cùng đáng ghét, là con vật mà chuyên gây ra những tai họa, nên những loài vật khác đều sợ hãi, từ đó mà xa lánh.

Con ếch còn ảo tưởng đến mức, cho mình là chúa tể của muôn loài, của trời đất. Bầu trời đối với nó cũng chẳng có gì ghê gớm, chẳng qua chỉ bằng một chiếc vung mà thôi. Đến đây ta còn thấy con ếch có sự hiểu biết hạn hẹp đến mức ngu ngôc. Tuy nhiên, nó không hề ý thức được về điều đó, vẫn sống huênh hoang, ngạo mạn như thế, và vì sống quá kiêu ngạo, kém hiểu biết nên khi mưa lớn xảy ra, nước trong giếng dâng lên, tràn bờ, con ếch ra được ngoài đáy giếng thì đã phải nhận được một kết cục thê thảm. Ở đây, các tác giả dân gian đã đặt con ếch vào một tình huống có thể là khá bất ngờ, đó là trận mưa lũ tràn nước, đưa con ếch ra khỏi không gian nhỏ bé của đáy giếng, Ở một không gian rộng lớn hơn ở trên mặt đất, vì không chịu nhận thức hoàn cảnh xung quanh, giữ nguyên thái độ ngạo mạn mà nó đã bị một con trâu dẫm bẹp.

Khi lên đến mặt đất, con ếch vẫn thói nào tật ấy, đi lại huênh hoang khắp nơi, thái độ ngạo nghễ và coi thường mọi thứ, chính sự nông cạn, ngu xuẩn ấy đã dẫn đến cái chết đầy bi thảm nhưng cũng rất bất ngờ. Con ếch không chịu thay đổi cách nhìn nhận, không chịu thích nghi, tìm hiểu môi trường, hoàn cảnh mới nên mới có kết cục bi thảm như vậy. Ta có thể thấy kết cục của con ếch là xứng đáng. Ở đây, các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh con ếch ngu ngốc, ngạo mạn để nói về cách sống của một bộ phận trong xã hội, đó là những con người đã kém hiểu biết nhưng lại tự cho bản thân mình là đúng, không chịu tìm tòi, học hỏi những thứ xung quanh, và sự hạn hẹp ấy tất yếu sẽ khiến cho con người này nhận lấy những kết quả không như mình mong muốn.

Câu chuyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện có dung lượng từ ít, tuy nhiên nó lại góp phần truyền tải những thông điệp, những bài học vô cùng lớn mà ông cha ta muốn truyền lại cho hậu thế. Đó là trong cuộc sống thì phải biết khiêm nhường phải luôn tích cực, chủ động trong tìm tòi, khám phá cái mới, mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

 

0