Cảm nghĩ về bài bánh trôi nước
Đề bài: Em hãy nêu lên cảm nhận của mình về người phụ nữ xưa qua bài thơ “ Bánh trôi nước”. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là đề tài đã trở nên quen thuộc trong thơ văn Việt Nam, họ được nhắc đến với thân phận “ hồng nhan bạc mệnh”, luôn phải sống trong những đạo luật hà khắc của ...
Đề bài: Em hãy nêu lên cảm nhận của mình về người phụ nữ xưa qua bài thơ “ Bánh trôi nước”. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là đề tài đã trở nên quen thuộc trong thơ văn Việt Nam, họ được nhắc đến với thân phận “ hồng nhan bạc mệnh”, luôn phải sống trong những đạo luật hà khắc của xã hội. Vậy mà họ vẫn luôn làm tròn trọng trách của một người vợ, một người mẹ. Thấu hiểu tâm sự của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết bài thơ “ Bánh trôi nước” để nói lên tiếng ...
Đề bài: Em hãy nêu lên cảm nhận của mình về người phụ nữ xưa qua bài thơ “ Bánh trôi nước”.
Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là đề tài đã trở nên quen thuộc trong thơ văn Việt Nam, họ được nhắc đến với thân phận “ hồng nhan bạc mệnh”, luôn phải sống trong những đạo luật hà khắc của xã hội. Vậy mà họ vẫn luôn làm tròn trọng trách của một người vợ, một người mẹ. Thấu hiểu tâm sự của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết bài thơ “ Bánh trôi nước” để nói lên tiếng lòng của phận làm nữ.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bằng lối thơ thất ngôn tứ tuyệt và mượn hình ảnh bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã kể lại câu chuyện về thân phận thấp cổ bé họng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Câu thơ đầu tiên: “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn” giống như lời kể chuyện của chính chiếc bánh trôi nước để miêu tả về hình dáng vừa trắng lại vừa tròn của mình. Đó cũng chính là nét đẹp của một người phụ nữ phúc hậu và mạnh khỏe. Người phụ nữ xưa đẹp như vậy mà thân phận của họ thì lại trái ngược hẳn : “Bảy nổi ba chìm với nước non”.
Hồ Xuân Hương đã mượn đúng hình ảnh khi nấu bánh trôi để nói về cuộc đời của người phụ nữ lúc nào cũng long đong lận đận. Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không được coi trọng, họ như một món hàng qua tay nhiều người, muốn thổ lộ lòng mình mà cũng chẳng biết nói với ai. Giống như thân phận của Thúy Kiều, Đạm Tiên, thân phận người phụ nữ trong bài thơ “ Bánh trôi nước” cũng là kiếp hồng nhan mà bạc mệnh.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Chiếc bánh trôi thành hình tròn trịa hay méo mó đều do tay người nặn mà thành, mượn chính hình ảnh này, Hồ Xuân Hương đã ẩn dụ về sự thăng trầm của người phụ nữ xưa. Họ không được tự mình quyết định hạnh phúc mà phải chịu sự sắp xếp của xã hội, “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hay “ Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nhiều khi họ bị kết tội oan uổng như “ Người phụ nữ Nam Xương” của Nguyễn Dữ nhưng cũng không thể làm gì được, giống như chiếc bánh trôi kia, không thể tự quyết định hình dáng của mình mà phải phụ thuộc vào tay “ kẻ nặn”. Vậy mà “ tấm lòng son” vẫn không hề bị nhàu nát, chiếc bánh trôi kia có bị méo mó về hình dạng vẫn bọc nguyên vẹn được phần nhân bên trong. Người phụ nữ trải qua bao thăng trầm, thiệt thòi cũng vẫn giữ tròn đạo làm con, làm vợ và làm mẹ. Đó là tấm đáng trân trọng của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương thấu hiểu những nhọc nhằn, áp lực của người phụ nữ xưa cũng chính vì cuộc đời bà cũng gặp phải nhiều gian truân, mấy đời chồng mà vẫn chưa tìm được bến bờ hạnh phúc:
“ Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Bằng lòng làm mướn, mướn không công”
Tiếng kêu từ tận đáy lòng của người phụ nữ cũng đã hao mòn cả tuổi xuân vì tình chính là sự thấu hiểu về kiếp người bé nhỏ ngay cả mưu cầu chính đáng là tìm cho mình một tấm chồng cũng là điều không thể. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã thay người phụ nữ lên án những đạo lí bất công của xã hội, đẩy đưa người phụ nữ vào hoàn cảnh khó khăn.
Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ và chọn hình ảnh bánh trôi nước một cách hợp lí để nói về thân phận của người phụ nữ. Bằng giọng thơ đanh thép vừa tự hào, vừa xót thương cho người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã để lại cho văn đàn nghệ thuật Việt Nam những tiếng đau nhức nhối về một chế độ phong kiến mục nát luôn tìm mọi cách để “ bạo hành” tinh thần ngươì phụ nữ. Thơ của bà vì thế mà đi sâu vào lòng người và cũng vì vậy mà Hồ Xuân Hương trở thành “ bà chúa thơ nôm” của nền văn học Việt Nam.
Ngày nay, cái nhìn về người phụ nữ trong xã hội đã khác xưa, họ đã và đang được xã hội công nhận về tài năng và phẩm hạnh của mình, hàng loạt phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ đã diễn ra. Và có lẽ vị trí của người phụ nữ trong cuộc sống sẽ còn được tôn trọng hơn nữa trong tương lai.