25/05/2017, 00:28

Phân tích số phận bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô qua đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài

Đề bài: Em hãy Phân tích số phận bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô qua đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài văn mẫu 11. Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, nhà biên kịch tài hoa, ông có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng với đề tài viết về lịch sử, đặc biệt khi viết kịch ông thường viết vào các bi kịch để xoáy sâu ...

Đề bài: Em hãy Phân tích số phận bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô qua đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài văn mẫu 11. Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, nhà biên kịch tài hoa, ông có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng với đề tài viết về lịch sử, đặc biệt khi viết kịch ông thường viết vào các bi kịch để xoáy sâu vào những vấn đề nổi bật trong xã hội. Tác phẩm đã thể hiện được quan điểm dân tộc, giữa cái chung với cái riêng, và với cái mang tính chất của cường quyền, với thế lực và lợi ích ...

Đề bài: Em hãy văn mẫu 11.

Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, nhà biên kịch tài hoa, ông có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng với đề tài viết về lịch sử, đặc biệt khi viết kịch ông thường viết vào các bi kịch để xoáy sâu vào những vấn đề nổi bật trong xã hội.

Tác phẩm đã thể hiện được quan điểm dân tộc, giữa cái chung với cái riêng, và với cái mang tính chất của cường quyền, với thế lực và lợi ích của nhân dân, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi tài năng trong việc xây dựng nên những bi kịch mâu thuẫn để làm nổi bật lên tính bi kịch trong tác phẩm. Tác phẩm đã thể hiện những mối mâu thuẫn cơ bản giữa dân chúng với triều đình, ở đây triều đình được miêu tả với những hiện thực rất đáng phê phán, triều đình chỉ chứa đựng những tên tham quan, hay ăn chơi sa đọa, thích đàn áp, và ăn chơi khi mà dựa vào xương máu của dân tộc để hưởng lạc. Mâu thuẫn đó đều bắt nguồn từ cả lợi ích đối với những thành phần dân tộc, họ có những hành động xâm hại đến các mối quan hệ xã hội.

Tiếp theo tác giả cũng đã xây dựng lên hàng vạn những chi tiết nhằm thể hiện những mâu thuẫn trong các tình huống trong câu chuyện đó là mâu thuẫn về ý tưởng của người nghệ sĩ đối với triều đình và cụ thể đó là ông vua Lê Tương Dực với Vũ như Tô trong việc xây dựng cửu trùng đài. Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài hoa, chính vì vậy ông luôn muốn làm nên những tác phẩm kiệt tác, nhưng không phải theo cách của vua, mà dẫm đạp lên xương máu của dân tộc để có thể hoàn thành mục đích, mục đích chính của ông vua Lê Tương Dực khi muốn xây dựng cửu trùng đài để có nơi ăn chơi hưởng lạc.

Trong tình hình nhân dân thì đói khổ, mà triều đình thì ra sức đàn áp, bóc lột để lấy tiền ăn chơi sa đọa. Tất cả các chi tiết và tình huống kịch đã tạo nên những mâu thuẫn kịch sâu sắc, sự đối lập trong các mối quan hệ thể hiện một cái nhìn mới mẻ trong các quan hệ, giữa vua tôi, và nhân dân. Trong tình hình đó dân tộc ta đã phải luôn đấu tranh để có thể dành được những lợi ích riêng, và đúng như Vũ Như Tô, ông cũng cương quyết trước hành động của triều đình. Mâu thuẫn đang chằng chéo lấy nhau, nó gần tạo nên những xung đột kịch một cách sâu sắc. Hệ quả cuối cùng của những mâu thuẫn đó là cửu trùng đài cũng bị thiêu trụi và người nghệ sĩ tài hoa như Vũ Như Tô cũng chết cùng với Cửu trùng đài.

Trong câu chuyện các đối thoại giữa các nhân vật diễn ra cũng vô cùng phức tạp, nhân vật nữ Đan Thiềm cũng có rất nhiều những cuộc đối thoại giữa nhân vật chính trong câu chuyện đó là Vũ Như Tô. Một người nghệ sĩ cả đời luôn mong muốn làm được điều gì đó để lại những công trình cho cuộc đời, và như Vũ Như Tô cũng vậy, ông luôn mong muốn đóng góp và dành sức lực của mình để xây dựng lên một kiệt tác như cửu trùng đài, nhưng ông không biết rằng để đạt được những điều đấy, ông đang xây dựng trên xương máu của rất nhiều con người. Người nông dân đang phải chịu đựng rất nhiều những cực khổ, sự áp bức bóc lột tới tận xương tủy. Khi trên con đường thực hiện nghệ thuật, ông đã quên đi quyền lợi của nhân dân, người nghệ sĩ đã không ngờ đến mục đích cao đẹp của mình đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân dân như vậy. Trong câu chuyện mối quan hệ giữa các nhân vật đã diễn ra với những tình huống vô cùng chặt chẽ, nó thể hiện một tình huống và các diễn biến của câu chuyện đặc sắc và vô cùng có ý nghĩa.

Trong mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm, một người nghệ sĩ chân chính như Vũ NHư Tô, mục đích chỉ là làm nên những công trình có danh tiếng cho đất nước, ông đã dùng hết những tài năng và công sức của mình trong việc xây dựng cửu trùng đài, ông chưa lường trước được hậu quả mà để thực hiện được một công trình gây ra cho nhân dân biết bao nhiêu hiểm họa, con đường và người nghệ sĩ đã day dứt trước những hành động của mình, mặc dù đó không sai khi áp dụng đối với người nghệ sĩ, nhưng khi xét trong mối quan hệ với cộng đồng nhân dân thì đó lại là những điều gây khó khăn cho dân tộc. Trước cuộc đối với thoại với Đan Thiềm, Đan Thiềm được tác giả xây dựng là một nhân vật có tâm, và luôn biết trân trọng nghệ thuật và người tài. Chính những lý do luôn muốn cái đẹp phát huy được khả năng và phục sự cho đất nước mà tác giả đã thể hiện quan điểm của mình với Vũ Như Tô trong biệc xây dựng cửu trùng đài để có một nghệ thuật xuất chúng cho đất nước, nhưng cuối cùng bà đã phải chịu một tấn bi kịch khi nhận ra những lời khuyên đó đang ảnh hưởng và nó nguy hại đến toàn bộ đất nước, câu chuyện đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi những lối suy tư và tình huống truyện hấp dẫn.

Bi kịch của các nhân vật trong câu chuyện cũng được thể hiện vô cùng mạnh mẽ, nó thể hiện một quan điểm nghệ thuật trong xây dựng kịch của Nguyễn Huy Tưởng, bi kịch của các nhân vật đều rơi vào con đường tuyệt vọng, và rồi họ đều tìm đến cái chết, chính những cái vô tình đó đã đẩy các nhân vật đến những bờ vực sâu sắc của sự sống và cái chết, cái chết đó đã mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc trong mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ với nhân dân, và với quyền lợi của dân tộc. Khi Vũ Như Tô chết, Cửu trùng đài bị thiêu cháy, Đan Thiềm cũng cùng người tiễn biệt, bà đã từng thốt lên: “ Đài lớn tan tành. Ông cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt” những lời ra đi chua xót và để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

Hai nhân vật này đều là những con người yêu cái đẹp, luôn mong muốn giữ lại cái đẹp, và quý trọng nó, nhưng rồi để thực hiện mục đích của cái đẹp họ lại quên đi nhân dân, để nhân dân phải chịu những cực khổ, hai người này đã được người đọc cảm thông, bởi họ đều phải chịu những tấn bi kịch nghiệt ngã, họ phải chịu đựng những đau đớn, và nghiệt ngã từ cuộc sống, phải chịu những bi kịch.

Chính tài năng và cách xây dựng tình huống kịch độc đáo đã để lại cho tác phẩm nhiều tiếng vang lớn cho cuộc sống và trên thi đàn văn học của dân tộc.

0