Cảm nghĩ khi đọc truyện ông già và biển cả của Hê-minh-uê ngữ văn 12
Cam nghi ve truyen Ong gia va bien ca – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ khi đọc truyện Ông già và biển cả của hê-minh-uê trong chương trình văn học 12. Hê-minh-uê sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại một tiểu bang nước mĩ. Ông là người đề xướng và trung thành với nguyên lí ...
Cam nghi ve truyen Ong gia va bien ca – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ khi đọc truyện Ông già và biển cả của hê-minh-uê trong chương trình văn học 12. Hê-minh-uê sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại một tiểu bang nước mĩ. Ông là người đề xướng và trung thành với nguyên lí tảng băng trôi trong sáng tác văn học. Ông là tác giả của hàng loạt tác phẩm suất sắc như giã từ quá khứ, chuông nguyện hồn ai, ông già và biển cả. Trong đó tác ...
– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ khi đọc truyện Ông già và biển cả của hê-minh-uê trong chương trình văn học 12.
Hê-minh-uê sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại một tiểu bang nước mĩ. Ông là người đề xướng và trung thành với nguyên lí tảng băng trôi trong sáng tác văn học. Ông là tác giả của hàng loạt tác phẩm suất sắc như giã từ quá khứ, chuông nguyện hồn ai, ông già và biển cả. Trong đó tác phẩm ông già và biển cả tạo được rất nhiều tiếng vang và dược coi là kiệt tác văn chương của thế giới. Tác phẩm thể hiện tinh thần bất diệt và ý chí niềm tin, nghị lực của con người, chuyển tỉa thông điệp nổi tiếng của Hê -minh -uê:con người ta sinh ra không phải để dành cho thất bại, con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bi.
Tác phẩm ói về ông lão Xanchiago đánh cá ở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào. Đêm ngày ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển những con tàu và cả những đàn sư tử. Trong một lần ra biển khi ông thả mồi, một con cá lớn tình khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá kiếm to lớn mà ông hằng mong ước. Sau cuộc vật lộn cực kì căng thẳng ông đã giết được con cá. Nhưng lúc ông quay và bờ thì từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm và ông đã phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức. Tuy vậy ông vẫn nghĩ”không ai cô đơn nơi biển cả”. khi ông già mệt mỏi quay và bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
Trong tác phẩm nổi lên hình ảnh ông già Xanchiago và hình ảnh con cá kiếm. Khi ông lão thả câu và nói chuyện với chim trời và biển thì một con cá kiếm mắc câu và bắt đầu với những vòng lượn “vòng tròn lớn” “con cá đã bắt đầu quay tròn” nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng. Những vòng tròn được nhắc đến ngay từ khi con cá mắc câu cho ta thấy con cá rất ngoan cường chống trọi một cách hung dữ dù sự sống có thể không còn bao lâu khi nó đã mắc câu. Đó là những cố gắng cuối cung của con cá để thoát kéo sự bủa vây níu keo của người đánh cá. Ta thấy được vẻ đẹp hùng dũng mạnh mẽ và ngan cường cảu con cá trong cuộc chiến một đấu một này. Nó kiên cường dũng cảm không kém so với đối thủ của mình. Lúc đầu thu dây dể con cá không quay vòng, ông còn sức để “ lách vai và đầu ra khỏi sợi dây, liên tục kéo nhẹ nhàng”. Ông lão trong hoàn cảnh đơn độc đó “ hoa mắt”, “mệt đến thấu xương”nhưng vẫn kiên nhẫn vừa thông cảm cho con cá vừa vì cuộc sống mưu sinh nên phải khuất phục nó. Nhưng rồi ông cứ phải ra sức để kéo sợi dây để buộc cho con cá khỏi quay vòng, ông thấy sức lực suy kiệt nhanh chóng. Ông thấy “mồ hôi như xát muối lên vết cắt phía trên vai và trán” Cuộc chiến đấu đã đến chặng cuối hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Hai đối thủ đều dồn sức tấn công và dồn sức chống trả. Cảm thấy hoa mắt choáng váng nhưng ông lão vẫn hết sức kiên cường “ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được”lão nói. Ông lão cảm thấy một cú quật đột ngột và cú này mạnh ở sợi dây mà lão đang kéo bằng cả hai tay. Lão biết con cá cũng đang ngoan cường chống trả và lão biết con cá sẽ nhảy lên, lão mong con cá sẽ không nhảy lên lão nói “đừng nhảy, cá”, lão nói đừng nháy nhưng lão cũng biết con cá sẽ nhảy lên bởi một cú nhảy sẽ giúp nó thở không khí. Ông mong con cá không nhảy và cầu chúa bằng cách hứa “ta sẽ đọc một trăm lần kinh lạy cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ. Ông lão nương vào giỏ chò “lượt tới nó lượn ra ta sẽ nghỉ”. Đến vòng thứ ba ông lão lần đầu tiên thấy con cá, lão không thể tin vào độ dài của con cá “không”ông lão nói”nó không thể lớn như thế được. Những vòng lượn của con cá đã yếu dần, nó đã yếu đi nhưng cũng không hề khuất phục, lão nghĩ “tao chưa thấy bất kì ai bình tĩnh duyên dáng cao thượng hơn mày, cá ạ”. Ông lão cũng đã rất mệt mỏi và có thể sụp đổ bất cứ lúc nài nhưng ông vẫn luôn nhủ “mình có thể cố thêm lần nữa”. Dồn hết sức lực cuối cùng và lòng kiêu hãnh để lão mang ra đối trọi với cơn hấp hối của con cá. Ông lão nhấc ngọn lao phóng xuống sườn con cá và “cảm thấy mũi sắt đâm phập vào lão tì người lên ấn sâu và dồn hết trọng lực lên cán dao”. Đây là đòn đánh cuối cùng để tiêu diệt con cá. Lão rất tiếc khi phải giết nó nhưng vẫn phải giết nó “khi ấy con cá mang cái chết trong người sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ vẻ đẹp và sức lực của nó. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng và hiếm thấy, cả con cá và ông lão đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối thủ của nhau. Theo mạch trần thuật người đọc thấy được trận chiến mỗi lúc một cam go và ta có lúc tưởng chừng như ông lão mất cá khi mà sức lực của ông mỗi lúc một cạn dần. Và cuối cùng ông lão đã chiến thắng một chiến thắng vinh danh ý chí và sức mạnh của con người. Cuộc chiên đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh biết bao vẻ đẹp ngoan cường của người lao đông:kiên cường dũng cảm thực hiện bằng được ước mơ của mình