24/05/2017, 14:21

Cảm nghĩ của em sau khi đọc Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa

Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc “Hồi trống cổ thành” trích “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung Bài làm “Hồi trống cổ thành” thuộc hồi 28 của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của tác giả La Quán Trung. Đoạn trích kể về các sự kiện diễn ra sau ...

Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc “Hồi trống cổ thành” trích “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung Bài làm “Hồi trống cổ thành” thuộc hồi 28 của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của tác giả La Quán Trung. Đoạn trích kể về các sự kiện diễn ra sau khi ba an hem Lưu – Quan – Trương đã rời bỏ Tào Tháo và bị Tào Tháo đuổi đánh khiến ba an hem tan tác mỗi người một ngả: Lưu Bị chạy về với Viên Thiệu, Trương Phi ẩn náu tại cổ ...

Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc “Hồi trống cổ thành” trích “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung

Bài làm

“Hồi trống cổ thành” thuộc hồi 28 của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của tác giả La Quán Trung. Đoạn trích kể về các sự kiện diễn ra sau  khi ba an hem Lưu – Quan – Trương đã rời bỏ Tào Tháo và bị Tào Tháo đuổi đánh khiến ba an hem tan tác mỗi người một ngả: Lưu Bị chạy về với Viên Thiệu, Trương Phi ẩn náu tại cổ thành còn Quan Công vì phải bảo vệ hai chị dâu cho nên rơi vào cảnh “thân tại Tào tâm tại Hán”, chấp nhận chi hàng Hán chứ không hàng Tào với điều kiện khi nghe tin Lưu Bị ở đâu là đi theo ngay lập tức. Đây là thời điểm Quan Công trên đường đi tìm Lưu Bị. không ngờ giữa đường lại gặp Trương Phi.

Nhân vật Trương Phi với tính cách nóng nảy, bộc trực, thẳng thắn như ruột ngựa, “thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi” nên cách thức ứng xử của Trương Phi cũng phù hợp với tính cách đó, dẫn tới hành động quyết liệt. dứt khoát khi gặp Quan Công. Trương Phi coi Quan Công là kẻ phản bội, không giữ lời thề nguyền khi kết nghĩa vườn đào. Lập trường của Trương Phi khẳng định: “Trung thần thì chết không chịu nhục”, đại trượng phu không thờ hai chủ. Quan điểm của Trương Phi là nhất quán thể hiện lập trường ăn sâu trong tâm thức của người anh hùng: Tôi trung không thờ hai chủ”, từ đó dẫn đến hành động quyết liệt của Trương. Khi Trương biết Quan Công ở trong doanh trại của Tào thì Trương không thể chấp nhận Quan Công, mối quan hệ anh em bị đẩy đến mối quan hệ thù địch. Trương Phi đâm Quan Công là để bảo vệ lời thề khi kết nghĩa, hành động của Trương dồn dập, tức thì, không chậm trễ: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa. dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc”/ “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy đâm Quan Công”, “múa bát xà mâu hăm hở xông lại”, “thẳng cánh đánh trống”,… Qua đó có thể thấy, Trương Phi là con người bộc trực, nóng nảy, có lập trương nhất quán. Trương Phi còn là người kiên định thể hiện qua suy nghĩ đơn giản với cá tính nóng nảy, gạt bỏ mọi lòi khuyên, bất chấp mọi lời can của Tôn càn và hai phu nhân. Sự nóng nảy của Trương Phi là bởi Trương đã ấm ức từ lâu khi biết tin Quan Công ở trong doanh trại của Tào, sự ấm ức ấy dồn nén bao ngày. Đối với Trương Phi, việc bội nghĩa còn quan trọng hơn là kẻ thù, cách giải quyết duy nhất chỉ có thể là gươm đao, do đó chỉ cần có dịp là sự ấm ức đó bùng lên thành cơn thịnh nộ, kết hợp với bản tính bộc trực sẵn có nên Trương Phi hành động theo cách suy nghĩ của mình. Đối với Trương Phi, Quan Công theo Tào là thực còn bản chất của việc theo Tào là gì thì Trương không cần biết. Điểm này cho thấy hạn chế trong lối suy nghĩ đơn giản, lập luận một chiều của Trương Phi và cũng là một nét trong tính cách của Trương Phi. Như vậy, Cái nóng của Trương Phi là cái nóng nảy cảu người cương trực, thẳng thắn không ưa dối trá.

Trong tiểu thuyết này, nhân vật Quan Công là biểu tương cho chữ “dũng”, Quan Công là người có mưu, bình tĩnh, có tính cách mềm mỏng, biết tùy cơ mà biến để giữ vững trung tín. Trước các hành vi thô lỗ, nóng nảy của Trương Phi, Quan Công vẫn ôn tồn, bình tĩnh, ứng xử đúng mực, vừa đỡ đòn đánh của Trương Phi, vừa tìm cách giải thích cho hắn. trong hoàn cảnh đó, Quan Công tỏ ra là con người sáng suốt, không phải loại hữu dũng vô mưu, biết chớp thời cơ để biến từ thế bị động thành chủ động. Vẻ đẹp trung nghĩa, khiêm nhường của Quan Công thể hiện qua hành động giữ lời hứa: Hàng hán chứ không hàng Tào, biết tin anh mình ở đâu là tới ngay.  Quan Công còn dùng kế tạm hàng hàn để bảo vệ hai chi dâu, chấp nhận điều kiện của Trương Phi đề ra để tự chứng minh tính trung nghĩa, để thanh toán mọi sự hiểu nhầm.

Hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã làm tôn lên vẻ đẹp của nhau, cả hai đều cương quyết: một bên cương quyết coi đó là kẻ phản bội, một bên cương quyết phủ nhận, coi mình không phải kẻ bội tín, bội nghĩa. Do đó, hồi trống cổ thành có nhiều ý nghĩa, nó vừa mang ý nghĩa thách thức khi đặt Quan Công vào thử thách đặc biệt vừa là hồi trống minh oan khi giải oan cho Quan Công.

0