31/05/2017, 12:19

Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Chú trọng nền giáo dục thực tiễn trích trong Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ

Cuối bài văn, Nguyễn Trường Tộ đề nghị và khuyên nhủ cần phải “tìm học cái học thực dụng'''', phải “phân chia ra các khoa, các môn” và “ban thưởng chonhững người dự thi vào các khoa, các môn này để khuyến khích dần dần đưa đến kết quả lợi ích thì các tệ đoan dần dần sẽ mất đi"... Nguyễn ...

Cuối bài văn, Nguyễn Trường Tộ đề nghị và khuyên nhủ cần phải “tìm học cái học thực dụng'''', phải “phân chia ra các khoa, các môn” và “ban thưởng chonhững người dự thi vào các khoa, các môn này để khuyến khích dần dần đưa đến kết quả lợi ích thì các tệ đoan dần dần sẽ mất đi"...

Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) từng du học ở phương Tây (năm 1866), ông vừa giỏi chữ Hán vừa thạo tiếng La-tinh. Ông là người viết "Tế cấp bát điều ” (8 việc cần làm gấp) gửi vua Tự Đức. Đoạn văn "Chú trọng nền giáo dục thực tiễn ” trích trong “Tề cấp bút điều ” ấy.

Mấy dòng đầu, Nguyễn Trường Tộ giải thích về học và hành. Ông đã nói: "Học làgì? Học tức là học nhữngcái chưa biết đểbiết màđem ra thực hành. Nhưng thực hành cái gì? Thực hành ở dâu? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa”

Ông vừa hỏi vừa trả lời, thểhiện một cách viết, cách nói rất cặn kẽ, rõ ràng, mạch lạc, đầy sức thuyết phục.

Phần tiếp theo, ông chứng minh và bình luận cái sự học của dân ta, ở nước ta thời bấy giờ là vô cùng cũ kĩ, lạc hậu và xa rời thực tế. Chi biết học "văn, từ, thơ, phú", học toàn chuyện bên Tàu, nào là Sơn Đông, Sơn Tây... nào là lễ nhạc, cách ăn uống, cư xử của Tàu, học đến "mòn bút khô môi cũngkhôngkể hết". Trong lúc đó, Nam kì, Bắc kì... của ta, cách chiên đấu, phép ăn ởcủa dân ta thì không học, không biết, học một đàng làm một nẻo. Việc học ấy thật vô nghĩa, rất lố bịch và buồn cười.

Phải học điều thực tế và có ích, ích nước lợi nhá. Học về non sông bờ cõi nước ta, hình thế biển hồ, đồn thành và đất đai trong nước ta thay đổi như thế nào, để biết rõ, tránh nhầm khi làm. Luật nước, lệ làng, phong tục nhân dân ta, nước ta, cái gì hay cái gì dởthì "cần phải học hỏi tìm tòi để hiểurõ và bổ cứu ”, và cần đưa ra thí nghiệm. Ông khẳng định: “Như thế mới làcái học trị nước giúp đời”.

Học để biết tài nguyên đất nước ta (mỏ kim loại, đá quý, thú nuôi, cây trồng...) để "khai thác phát triển, để tự cấp tự túc.”Đất nước đang đứng trước nguy cơ "bốn bềbị ép, người ngoài sắp chiếm làm hang ổ” thì phải biết, phải học cái gì cần, đặng “hiến dângtrí khôn, sức khoẻra chốnggiữđểbảo vệ nước nhà”.

Qua đó, ta càng thấy rõ, học không chỉ mở mang dân trí mà còn phải học và hành những điều thiết thực, cấp thiết, để chấn hưng đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh và văn minh. Học thiết thực, học và hành thiết thực là vì nước vì dân.

Tiếp theo, Nguyễn Trường Tộ đã châm biếm lối học cử nghiệp chỉ biết “đua nhau trau chuốt từng câu hay, từng chữ khéo”. Ông chế giễu: “Sao tệ mạt đến thế! Ông dùng cách lập luận so sánh để nêu bật lợi ích của việc học thực tế, hướng về khoa học. "Nếu đem cái công phu đã bỏ tâm trí một dời ra trau chuốt chữ nghĩa mà học những việc hiện tại như trận đồ, binh pháp, đáp thành giữ nước, sử dụng súng ống, thì cũng có thể chống được giặc ". Hãy bỏ cái lối học “nhai lại nhữngnghĩa lí cặn bã xa xưa của Ngu, Hạ, Thương, Chu, Hán, Đường, Tống, Nguyên ”, mà học những cái mới khác như: binh, hịch, luật lệ, tài chính, thương mại, xây dựng, canh nông, dệt... thì “dần dần cũng có thể làm cho nước mạnh dân giàu”

Là một người nhiệt tình tha thiết đến vận nước, ông đặt ra câu hỏi: "Tại sao đến nay vẫn chưa nghe dân chúngkhuyên nhau học những cái thực dụng ấy, mà chỉ ưa những chuyện kì dị xa xưa...? Đó là tình trạng lạc hậu, sự tối tăm u mê của một dân tộc, một đất nước đã kéo dài nhiều thế kỉ.

Cuối bài văn, Nguyễn Trường Tộ đề nghị và khuyên nhủ cần phải “tìm học cái học thực dụng', phải “phân chia ra các khoa, các môn” và “ban thưởng chonhững người dự thi vào các khoa, các môn này để khuyến khích dần dần đưa đến kết quả lợi ích thì các tệ đoan dần dần sẽ mất đi"...

Những ý kiến của Nguyễn Trường Tộ về việc học và hành thật sâu sắc, chí lí và tiến bộ. Cái lợi ích của việc học thực tế, học là đểlàm, học cái cần thiết và cấp thiết cho nước, cho dân - được ông nêu ra đầy sức thuyết phục. Ông đã đưa ra những lờichâm biếm, chế giễu, đả kích cái lối học chuộng hư văn. Chỉbiết "nhai lại những nghĩa lí cận bã xa xưa " của Tàu. Những ý kiến của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa sâu sắc. Chuyện chạy bằng cấp, hám hư danh, gian lận trong thi cử... hiện nay, xét cho cùng vẫn là chuyện học và chuyện hành ở xứ ta. Bài toán về sự "tụt hậu vàđổi mới' chỉ có thể bắt đầu và tìm lời giải ở công cuộc cải cách nền giáo dục nước nhà.

Có một điều mà chúng ta muốn biết là “Tế cấp bát diều” của Nguyễn Trường Tộ đã có tác dụng gì hay chỉlà chuyện "hòn đá ném vào hangsâu ”?

Trong cuốn “Việt Nam sử lược ”, Trần Trọng Kim có viết:

“Như năm Bính Dần (1866) là năm Tự Đức thứ 19, có mấy người ở Nghệ An là Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn TrườngTộ, Nguyễn Điềuđi du học phương Tây. Sau Nguyễn Trường Tộ về làm mấy bài điều trần, kể hết cái tình thế nước mình và cái cảnh tượng các nước, rồi xin nhà Vua mau mau cải cách mọi việc, không thì mất nước. Vua giao những tờ điều trần ấy cho các quan duyệt nghị. Đình thần đều lấy làm sự nói càn, không ai chịu nghe”

Đó là bi kịch của đất nước ta, dân tộc ta trong thế kỉ XIX !

Nguồn: Những bài văn hay

EllType

0 chủ đề

23825 bài viết

0