Có một đoàn học sinh Việt Nam sinh ra và lớn lên ở nước ngoài lần đầu tiên về thăm đất nước và đến thăm trường. Em hãy giới thiệu với các bạn về đất nước và con người Việt Nam qua thơ ca.
...cả một xã hội, mọi tầng lớp, thế hệ tham gia kháng chiến cứu nước. Người quê mình ra đi với bầu nhiệt huyết nóng hổi, sôi sục, vì tình yêu tha thiết. Từ chiến sĩ, đến các chị phụ nữ, đến các mẹ già, và ngay các em thơ cũng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc kháng chiến chống Pháp. Dân ...
...cả một xã hội, mọi tầng lớp, thế hệ tham gia kháng chiến cứu nước. Người quê mình ra đi với bầu nhiệt huyết nóng hổi, sôi sục, vì tình yêu tha thiết. Từ chiến sĩ, đến các chị phụ nữ, đến các mẹ già, và ngay các em thơ cũng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc kháng chiến chống Pháp. Dân quê mình đó. Họ là nông dân một nắng hai sương, chỉ biết cày sâu cuốc bẫm.
YÊU CẦU
Kiểu bài: phân tích, chứng minh và bình luận hỗn hợp. Nội dung chính: đất nước và con người Việt Nam.
Tư liệu: thơ ca trong chương trình Văn Trung học cơ sở. Học sinh có thể sử dụng những tư liệu ngoài chương trình, miễn là phù hợp.
Nội dung cụ thể:
Đề bài nêu giả định đoàn học sinh Việt Nam sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Người viết phải lưu ý những điều thuận lợi là cùng cội nguồn, cùng lứa tuổi, dễ hòa nhập; đồng thời có khó khăn là các bạn chưa biết, hoặc biết ít về đất nước và con người Việt Nam. Do đó cần giới thiệu cụ thể và tỉ mỉ gần như đối với người nước ngoài.
1. Về đất nước Việt Nam, cần giới thiệu những nét chính sau đây:
- Một đất nước tươi đẹp: vẻ đẹp của các miền, vẻ đẹp của các vùng, vẻ đẹp của các mùa...
- Một đất nước giàu có về tài nguyên, đất đai, sông biển, sản vật...; giàu truyền thống lịch sử và văn hóa.
2. Về con người Việt Nam, cần giới thiệu các đặc điểm:
- Con người Việt Nam yêu lao động, cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu lòng dũng cảm và đức hi sinh.
- Con người Việt Nam thủy chung son sắt trong tình yêu, tình bạn, tình gia đình, nghĩa làng xóm. Tinh thần nhân đạo là nét nổi bật trong tình cảm của người Việt.
- Con người Việt Nam yêu đời, lạc quan, tin tưởng vào tương lai.
3. Sau khi giới thiệu hai nội dung trên, cần nhấn mạnh niềm tự hào về đất nước và con người, nêu lên những suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn và phát huy những tình cảm, những truyền thống để xây dựng đất nước giàu mạnh.
BÀI LÀM
“Xưa mẹ Âu Cơ sinh được trăm con, năm mươi xuống biển, năm mươi lên non. Nay triệu cháu con chung tình nước non, là hoa một gốc là con một nhà...”.
Các bạn sinh ra và lớn lên ở xa đất mẹ Việt Nam.Giờ đây, từ đất nước Hà Lan xa xôi, các bạn trở về thăm Tổ quốc. Những người con mà từ khi cất tiếng khóc chào đời ở nơi xứ lạ, với những con đểkiên cố ngăn biển, cối xay gió, cánh đồng bát ngát hoa... Chúng ta xiết chặt tay nhau, bàn tay ấm tình anh em, đồng bào. Lần đầu tiên trở về cội nguồn, chắc các bạn không khỏi bối rối, ngỡ ngàng. Và tôi rất vinh dự được giới thiệu với các bạn về đất nước và con người Việt Nam chúng ta.
Vâng, văn học là chất nhựa tinh túy, chiết xuất từ hiện thực xã hội. Nó là tấm gương phản ánh trung thực về Việt Nam, mà soi vào đó, các bạn sẽ hiểu rõ về người “Mẹ” của mình, nhất là khi đó là những tác phẩm thơ ca.
Mời các bạn đến thăm xứ sở dừa xiêm măng cụt, thăm làng Sen quê Bác - vị lãnh tụ đáng kính, người cha thân yêu của chúng ta; thăm Bạch Đằng giang và Cửu Long giang; đọc “Namquốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, “Truyện Kiều” của thiên tài Nguyễn Du, “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh.
Các bạn thân mến! Các bạn và cả chúng tôi nữa đều có chung niềm tự hào là người con của đất mẹ Việt Nam muôn quý ngàn yêu. Đất nước mình thiên nhiên, khí hậu cũng chẳng ít khó khăn, khắc nghiệt. Thế nhưng, sự ưu ái cũng không phải là ít. Tạo hóa đã ban tặng cho đất nước mình những danh lam, thắng cảnh bậc nhất, làm say lòng bao du khách vì vẻ đẹp duyên dáng, nên thơ:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ.
(Ca dao)
Tảng sáng bên hồ Tây, đền Trấn Vũ, vùng Thọ Xương thật là đẹp phải không các bạn? Một làn gió nhẹ lay cành trúc mảnh dẻ, thanh tao, vẳng nghe đâu đây tiếng chuông ngân thanh thản, tiếng chày giã vỏ cây làm giấy nhịp nhàng, tiếng điểm canh thong thả... thanh bình, ấm no biết mấy. Qua một bài ca dao thôi, các bạn chắc cũng hình dung được về thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đó cũng là nét chung của đất nước Việt Nam.
Thiên nhiên nước mình còn “rộn rịp những hình sắc tươi vui” (HoàiThanh - Hoài Chân):
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm, dưới ánh bình minh
(Đoàn Văn Cừ - Chợ Tết)
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ của Đoàn Văn Cừ trong đoạn thơ trên được kết hợp hài hòa, điêu luyện. Cảnh vật như được thổi vào trong mình linh hồn sống động, nóng hổi, trở thành những con người: “Tia nắng tia” tinh nghịch “nháy hoài” một cách đam mê không biết mệt mỏi, giọt sương “rỏ” xuống tựa “giọt sữa”- ta như thấy vị ngọt ngon thơm mát của dòng sữa mẹ; núi đồi đỏm dáng, uyển chuyển trong “chiếc áo the xanh” và “thoa son”. Cảnh đẹp, rộn rã mà không ồn ào, mang đậm bản sắc dân tộc mình với “chiếc áo the xanh”.
Hay cảnh xuân:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí.Bóng xuân sang
Óc quan sát của nhà thơ Hàn Mặc Tử thật nhạy cảm. Ông nắm bắt được những rung động tinh tế của cảnh vật: “nắng ửng”, “khói mơ” và cả việc “gió trêu” trẻ trung, tinh nghịch nữa.Cảnh vừa thực, vừa mơ, huyền ảo làm ta ngây ngất. Mùa xuân chín nhiều màu sắc nhưng không sặc sỡ, vui tươi mà không sôi động... Một mùa xuân duyên dáng rất Việt Nam.
Đất nước Việt Nam chúng ta không chỉ có cảnh bình dị mà hữu tình, đơn sơ mà mặn duyên, thiên nhiên nước mình còn mang vẻ hoành tráng, hùng vĩ, ghi lại những dấu ấn lịch sử đậm nét:
Ngạc chặt kình băm non lởm chởm
Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt
Hào kiệt công danh đất ấy từng
(Cửa biển Bạch Đằng)
Nguyễn Trãi - bằng ngọn bút có thần đã vẽ nên vẻ đồ sộ của cửa biển Bạch Đằng, chạm khắc rõ nét dấu tích lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc mình. Cảnh đó: từng dãy núi như thân cá kình cá ngạc bị băm vằm, dưới lòng sông là “giáo chìm gươm gãy”.... “địa linh nhân kiệt”, quan niệm đó đã thấm sâu vào tim óc mỗi người dân. Địa thế hiểm trở chốn này đã góp phần không nhỏ đem lại cho dân tộc ta chiến công oanh liệt, lẫy lừng.
Rừng Trường Sơn - đó là cánh rừng mà quân dân ta đã “xẻ dọc” để “đi cứu nước”. Cảnh rừng trùng điệp:
... trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
... Rừng Trường Sơn nhòa trong trời lửa
(Nguyễn Đình Thi - Lá đỏ)
“Thi trung hữu hoạ”, mấy câu thơ thôi cũng đủ để bạn “thấy” cảnh rừng đại ngàn trong mùa thay lá. Cả cánh rừng trút lá, thay đổi theo sự tuần hoàn của vũ trụ. Lá đỏ “ào ào” trút xuống, làm rực lên một bầu “trời lửa” chói sáng...
Các bạn thấy đấy, đất nước mình đẹp vô cùng, nó khiến TốHữu phải thốt lên:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca
Đẹp lắm, tuyệt diệu lắm. Song, đất nước mình còn có cả một bề dày lịch sử bốn ngàn năm văn hiến. Việt Nam mình đã vượt lên phong ba bão tố, đạp bằng sóng to gió cả để hiên ngang, vững chãi đi lên. “Mẹ” - Tổ quốc có lúc oằn lưng, quằn quại để rồi “đất nở hoa”, rực rỡ, toả sáng:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
(Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ)
Bao thử thách nghiệt ngã nhất, “vất vả” lại thêm “gian lao”. Thế nhưng, biết sống trên quá khứ, phát huy quá khứ “bốn nghìn năm” bề dày, đất nước ta vẫn hiên ngang “đi lên phía trước” vẫn “thẳng lưng mà bước ngẩng đầu mà bay” (TốHữu), chúng ta vẫn lấp lánh như “vì sao”. Nhà thơ Huy Cận đã ca ngợi nước mình:
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người
Ôi Việt Nam, Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên người thiết tha
Chắc các bạn cách xa quê hương cũng đã “nhận mặt ông cha của mình” (Lâm Thị Mĩ Dạ - Truyện cổ nước mình), nhận ra nước Việt Nam yêu quý của mình, lòng cũng thầm gọi “ơi Việt Nam, Việt Nam ơi”... thiết tha ân tình.
Đất nước mình như vậy đó. Thiên nhiên nước ta đẹp giản dị mà mĩ lệ, tinh tế, đất nước văn hiến, biết đi lên từ những gì mình có, phát huy vẻ “đẹp khắp trăm miền, Bốn mùa một sắc trời riêng đất này” (Lê Anh Xuân-Việt Nam). Chúng ta thật tự hào vì là những đứa con của một đất nước như thế. Lớn lên ở đất lạ xứ người, nhưng có lẽ đến giờ các bạn cũng cảm nhận được phần nào về nguồn cội gốc rễ của chính bản thân mình.
Đất nước ta đẹp, con người Việt Nam ta còn đẹp hơn. Đó là vẻ đẹp ngời sáng của tâm hồn, trí tuệ cả trong lao động sản xuất và trong chiến đấu và đặc biệt là vẻ đẹp bên ngoài. Con người Việt Nam - nhất là thiếu nữ mang nét duyên dáng, sắc sảo:
Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
(Ca dao)
Cô thôn nữ Việt Nam có vẻ đẹp đậm đà bản sắc dân tộc. Sắc đẹp ấy được ví với “ngà”, “dao cau”, “hoa ngâu”, “hoa sen” đều là gần gũi thân thương và rất đẹp. Hơn thế nữa, vẻ đẹp ấy còn thể hiện cả sự khéo léo của cô gái (ở “cái khăn đội đầu”).
Không chỉ vậy, con người Việt Nam trong lao động sản xuất cũng rất đáng khâm phục.
Các bạn có về quê ta, đến sông Hồng vào mùa nước lũ, tận mắt thấy những dòng xoáy nước cuộn lên hung hãn, dữ dội, ngầu bọt mới thấy hết cái “vất vả và gian lao” của con người khi lao động. Không lấy chiến thắng tinh thần, ngồi khóc hu hu như cô Tấm yếu đuối, bế tắc chờ sự giúp đỡ của những bà Tiên, ông Bụt, của thế lực siêu nhiên mà dân ta đã đứng lên xốc vác công việc bằng chính đôi vai và cánh tay nhiệt huyết. Họ lao động cần cù, anh dũng.
Đây, mời các bạn nhìn và chia sẻ cùng cảnh người nông dân lao động cày bừa:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơmmột hột, đắng cay muôn phần
(Ca dao)
Công việc “cày đồng” có thể nói là vất vả nhất trong việc nhà nông. Thế mà lại cày đang buổi “ban trưa” chắc phải là trưa hè mới đáng nói.Họ xoay trần, người và trâu cần mẫn cày triền miên hết đường này đến luống khác. Cái nắng chói chang bỏng rát trên lưng, vất vả lắm, cực nhọc đến mức “mồ hôi” đổ ra, túa ra nhiều “như mưa ruộng cày”. Người nông dân lao động lam lũ để cho ra sản phẩm: “Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần”. Vất vả là thế, khó khăn là thế mà họ vẫn như con ong cần mẫn, không ngại khó, không ngại khổ.
Tuy hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống nhiều cay đắng, vất vả nhưng con người Việt Nam ta lúc nào cũng lạc quan, tin tưởng:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
(Cao dao)
“Rủ nhau”, cùng nhau đi làm việc “cấy”, “cày” vô cùng khó nhọc mà họ cứ tươi rói nụ cười, họ đi làm mà “rủ nhau” như đi hội. Qua hai từ đó, hắn các bạn cũng “nghe” thấy tiếng gọi nhau í ới, tiếng bông đùa, tiếng cười giòn giã của người nông dân. Hầu như họ coi vất vả là điều phải có, họ bình tĩnh đối mặt với tất cả, đứng lên trên gian khó để tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng, ấm no, hạnh phúc:
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Không trầm mình trong suy nghĩ về bể khổ mà họ để tâm hồn phơi phới với tương lai trước mắt và sau này. Trong họ - những người nông dân chất phác, quê mùa - ánh lên ánh sáng lạc quan, yêu đời, tin vào những gì mình sẽ tạo ra bằng mồ hôi công sức:
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng
(Ca dao)
Buổi chiều thường gợi lên nỗi sầu vạn cổ trong lòng mỗi người. Nhịp đập lao động về chiều tối hầu như dãn ra, ngừng nghỉ. Thế nhưng, các bạn thân mến, con người Việt Nam vẫn lao động, lao động lạc quan:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
(Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá)
Khổ thơ chỉ một từ “hát” mà ta nghe ngập tràn tiếng hát, tiếng hát hăng hái, say mê lao động, tiếng hát yêu đời, tiếng hát tin tưởng, đã phá vỡ bầu không khí vốn rất u buồn của cảnh chiều tối.
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng có niềm lạc quan, tin tưởng lớn lao. Trong mười bốn tháng bị giam hãm trong bốn bức tường đá, những song sắt lạnh lẽo, vô hồn của nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn giữ được khí phách và niềm lạc quan. Bác đã có những cuộc “vượt ngục” về tinh thần:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
hay:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao...
Người lúc nào cũng hướng về ánh sáng tụi do, hoà bình, để hồn vượt ra khỏi sự giam hãm, tìm về với thiên nhiên, giao hòa giao cảm cùng thiên nhiên.
Hơn thế nữa, con người Việt Nam ta còn rất thông minh, có óc sáng tạo:
Phạm Trung Pồn cải tiến say mê
Nguyễn Thế Nghĩa sống là sáng tạo
Cuộc sống của họ chỉ có ý nghĩa khi được lao động, “sống là sáng tạo” là tìm tòi cái mới, là cống hiến.
Ngay cả những câu thơ Nôm - thứ chữ dân tộc như:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
cũng thể hiện sự thông minh của dân tộc mình. Chúng ta không dùng chữ Hán - thứ chữ nước ngoài mà dựa trên cơ sở bộ chữ Hán để sáng tạo ra chữ dân tộc: chữ Nôm. Có được thành tựu ấy là cả khối óc có trí tuệ, tài năng và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
Cuộc sống lao động sản xuất như đã nói ở trên hết sức vất vả:
Những đêm đông
Khi cơn giông
Vừa tắt
(Tố Hữu - Tiếng chổi tre)
nhưng “chị lao công” vẫn miệt mài làm việc. Tiếng chổi của chị “xao xác hàng me”. Vất vả nhưng các chị cần cù, dũng cảm để: “Hoa Ngọc Hà trên đường rực rỡ”.
Các bạn yêu quý! Giờ đây, các bạn không khỏi xúc động khi đã hiểu rõ về con người nước mình, những người anh em sống cách xa mình hàng ngàn ki-lô-mét. Họ cần cù dũng cảm, thông minh, sáng tạo và có lòng lạc quan tin tưởng. Họ đâu chỉ là tượng đài rực rỡ trong lao động sản xuất mà còn trong cả chiến đấu, họ cũng rất đẹp.
Kẻ thù phương Bắc luôn nhòm ngó đất nước ta, mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ, rừng vàng biển bạc. Thế nhưng, chúng ta đã anh dũng đứng lên, lật đổ mọi âm mưu thôn tính của quân xâm lược:
Hàm Tử bắt quân thù
(Trần Quang Khải - Tụng giá hoàn kinh sư)
và dõng dạc tuyên bố:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt - Nam quốc sơn hà)
Chúng ta tuyên bố như vậy và đã chiến thắng lừng lẫy với ba lần đánh thắng quân Nguyên, phá tan giặc Tống, quân Minh, đem lại thái bình cho đất nước.
Nếu có dịp các bạn tìm đọc “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu sẽ được sống lại phút giây hào hùng của dân tộc với chiến thắng in dấu trên sông này.
Và rồi, trong kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, bất khuất. Những chiến sĩ, họ xuất thân từ người dân nghèo:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
(Chính Hữu - Đồng chí)
nhưng họ đã chiến đấu ngoan cường:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
(Tố Hữu - Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Biết bao gian nan dồn dập kéo ập đến, thử thách người chiến sĩ. Vậy mà họ vẫn giữ cho mình quyết tâm sắc đá, lập trường kiên định: “không núng”, “không mòn”.
Ngay cả những người con gái cũng hăng hái tham gia và không kém phần anh dũng. Đó là chị Lí anh hùng trong “Người con gái Việt Nam” (Tố Hữu);
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Không giết được em, người con gái anh hùng
Rồi những em nhỏ đi liên lạc hồn nhiên:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ởđồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
(Tố Hữu - Lượm)
và cả những người mẹ:
Chẳng bằng con gái con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
(Tố Hữu - Mẹ Suốt)
...cả một xã hội, mọi tầng lớp, thế hệ tham gia kháng chiến cứu nước. Người quê mình ra đi với bầu nhiệt huyết nóng hổi, sôi sục, vì tình yêu tha thiết. Từ chiến sĩ, đến các chị phụ nữ, đến các mẹ già, và ngaycác em thơ cũng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc kháng chiến chống Pháp. Dân quê mình đó. Họ là nông dân một nắng hai sương, chỉ biết cày sâu cuốc bẫm. Thế nhưng, đến một lúc nào đó, họ đã biết cùng nhau đứng lên, đi theo tiếng kêu thương của Tổquốc đang oằn mình dưới gót sắt thực dân. Vì thế mà:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng
(Tố Hữu)
Các bạn thân yêu! Súng chưa rời vai, quân và dân mình đã phải tiếp tục chống Mĩ cứu nước. Với họ thì “Cuộc đời đẹp nhất là ở trên trận tuyến chống quân thù” (Lê Mã Lương). Nên trong mắt họ, con đường cứu nước là con đường vui. Họ chiến đấu trên con đường đó và thấy:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
(Phạm Tiến Duật)
Họ lạc quan và tin tưởng vào sức trẻ. Người chiến sĩ cất vang tiếng hát:
Súng nhỏ súng to chiến trường chật chội
Tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu
(Chính Hữu)
Họ say mê chiến đấu, không muốn nằm nhìn đồng đội xốc tối. Phạm Tiến Duật đã tài tình ghi lại tâm sự ấy của anh lính lái xe bị thương:
Cái vết thương xoàng mà đi viện
Hàng còn nằm đó tiếng xe reo&