03/06/2018, 23:27

Cách trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em

Hầu hết các bà mẹ nuôi con nhỏ đều lo lắng đến bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em vì đây là độ tuổi dễ mắc phải bệnh này. Để có cách trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em hiệu quả, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây. Nhận biết bệnh chàm bội niễm ở trẻ em Bệnh chàm bội nhiễm xảy ra ...

Hầu hết các bà mẹ nuôi con nhỏ đều lo lắng đến bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em vì đây là độ tuổi dễ mắc phải bệnh này. Để có cách trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em hiệu quả, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

cham-boi-nhiem-o-tre-em

Nhận biết bệnh chàm bội niễm ở trẻ em

Bệnh chàm bội nhiễm xảy ra nhiều ở trẻ em do nguyên nhân chính là sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ miễn dịch và tiêu hóa chưa hoàn thiện nên dễ bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài môi trường gây kích ứng da còn gọi là các yếu tố dị nguyên. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể do di truyền. Trẻ bị bệnh chàm bội nhiễm sẽ gặp phải các triệu chứng cụ thể phát triển theo các giai đoạn từ khởi phát lên giai đoạn cấp tính như sau:

– Ở giai đoạn khỏi phát, trên da trẻ xuất hiện các nốt màu đỏ gây ngứa ngáy khó chịu, chủ yếu xuất hiên trên da mặt và lan rộng ra vùng trán và má, cằm.

– Ở giai đoạn cấp tính, các nốt mẩn đỏ chuyển thành mụn nước, dễ vỡ, dịch chảy ra và đóng thành từng mảng. Công thêm tình trạng bội nhiễm, các mụn mủ sẽ gây đau nhwucs và viêm loét da. Nặng hơn bệnh có thể lây lan toàn thân và gây nhiễm trùng kèm theo sốt. Trên thực tế có nhiều trường hợp trẻ bị bệnh chàm bội nhiễm nhưng phụ huynh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh như rôm xảy, viêm da tiếp xúc, ghẻ da,…. nên không điều trị kịp thời.

Còn một cách để phân biệt bệnh chàm ở trẻ em là nếu trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh thì biểu hiện đặc trung là các nốt mẩn đỏ xuất hiện tập trung ỏe mặt haowcj long bàn tay, chân. Còn đối với trường hợp trẻ từ 6 – 7 tuổi nốt đỏ to và dày hơn, tạo thành những khoảng da có hình ô vuông, mặt trong vùng kẽ chân, nách… lớp sừng dày hơn, không bị phù nề và tiết dịch.

Cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em

Bệnh chàm là một bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát, nhất là khi có hiện tượng bội nhiễm càng khó khăn trong việc điều trị. Theo lời khuyên của bác sĩ, việc điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh cần kiên trì trong thời gian dài kết hợp đầy đủ giữa dùng thuốc điều trị và chăm sóc bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Các phương pháp nhằm mục đích chính là làm giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển, từ đó đẩy lùi bệnh hiệu quả.

thuoc-boi-cham-boi-nhiem-o-tre-em

Các loại thuốc chữa bệnh chàm phổ biến nhất hiện nay

– Thuốc sát khuẩn, chống viêm nhiễm: dùng thuốc kháng sinh để uống: thuốc amoxicilin, cephalosporin… ; sử dụng dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian…; dung thuốc kháng sinh dạng mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin.

– Thuốc chống ngứa: cho trẻ dung các loại thuốc chống dị ứng như thuốc dạng sirô phenergan, sirô théralèn, chlorpheniramin…

– Thuốc mỡ chứa corticosteroid dùng để bôi làm giảm các tổn thương trên da như da khô bong tróc và tránh bị nhiễm khuẩn.

Các loại thuốc này hiện nay đang được dung phổ biến để chữa bệnh chàm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên phụ hunh không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé mà cần tham khảo và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn, tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy nhiên vì trẻ nhỏ có cơ địa sức khỏe yếu nên khi bị bệnh cần cắt thuốc theo đơn của bác sĩ hướng dẫn, vì có rất nhiều loại thuốc có thể gây nên các tác dụng phụ không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe phát triển của bé. Cần cân nhắc giữa lợi và hại trước khi dùng thuốc trị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em

Xem thêm:

Nguyên nhân- triệu chứng và các thể loại hình của bệnh chàm

Cách trị chàm bội nhiễm và cách phòng bệnh hiệu quả

Cách trị chàm bội nhiễm bằng nguyên liệu thiên nhiên

Thuốc nào điều trị bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả?

Tổng hợp

0