15/01/2018, 09:46

Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non 2017

Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non 2017 Cách tính bậc lương ngành mầm non Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non Nhiều bạn còn lúng túng trước cách tính lương theo mã số, tiêu chuẩn chức danh ...

Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non 2017

Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non

Nhiều bạn còn lúng túng trước cách tính lương theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp hạng giáo viên mầm non kèm theo Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn cách tính lương cho giáo viên mầm non mới nhất hiện nay.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất 2017

Chế độ làm việc của giáo viên mầm non

Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè

Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non

Cách tính lương và xếp hạng giáo viên mầm non mới nhất:

Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp hạng giáo viên mầm non. Theo đó, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được phân thành 3 hạng.

Cụ thể, giáo viên mầm non hạng II – Mã số: V.07.02.04; Giáo viên mầm non hạng III – Mã số: V.07.02.05; Giáo viên mầm non hạng IV- Mã số: V.07.02.06

Thông tư liên tịch cũng quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non bao gồm: Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non;

Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.

Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp; Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.

Quy định chi tiết về xếp hạng giáo viên mầm non

Thông tư cũng quy định rõ ràng về nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng hạng.

Cụ thể, giáo viên mầm non hạng IV – Mã số: V.07.02.06 có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhóm (lớp) được phân công phụ trách; Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm, lớp được phân công phụ trách; Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non; Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao.

Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên; Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non; Thực hiện đúng chương trình giáo dục mầm non; Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/lớp, trường.

Giáo viên mầm non hạng III – Mã số: V.07.02.05: Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng IV, giáo viên mầm non hạng III còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn.

Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp trường trở lên; Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).

Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.

Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non; Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non; Chủ động tổ chức và phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;

Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng IV lên chức danh giáo viên mầm non hạng III phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV hoặc tương đương từ đủ 3 (ba) năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV từ đủ 01 (một) năm và tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 (một) năm trở lên.

Giáo viên mầm non hạng II – Mã số: V.07.02.04: Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên; Tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cấp trường trở lên; Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp huyện trở lên; Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp huyện trở lên.

Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trở lên; Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II.

Chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non; Thực hiện sáng tạo, linh hoạt chương trình giáo dục mầm non; hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non;

Tích cực chủ động phối hợp có hiệu quả với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên.

Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng III lên chức danh giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III hoặc tương đương từ đủ 6 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III từ đủ 01 (một) năm và thời gian tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 (một) năm trở lên.

Giáo viên mầm non được hưởng lương theo bằng cấp

Theo thông tư, các chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên mầm non được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau: Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89).

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).

Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch của một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa – thông tin; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và quy định tại Khoản 5 Mục II Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với một số ngạch công chức, viên chức mới được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại công chức, viên chức thuộc ngành thủy lợi, giáo dục và đào tạo, văn hóa – thông tin, y tế và quản lý thị trường được thực hiện như sau:

Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm (% ) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.

Chẳng hạn như, Bà Nguyễn Thị A, đã xếp ngạch giáo viên mầm non cao cấp (mã số 15a.205), bậc 4, hệ số lương 3,33 kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04) thì xếp bậc 4, hệ số lương 3,33 của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015

Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non:

Em tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non 2014, em thi đậu trong kì thi tuyển viên chức mầm non ở thị xã Cai Lậy năm 2015. Đến năm 2016, em nhận công tác và chỉ hưởng lương 85% hệ số 1,86. Cho em hỏi tại sao em tốt nghiệp mầm non mà lại hưởng bằng trung cấp?

Trả lời:

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Nội dung tư vấn:

Căn cứ theo Điều 5 và phụ lục Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

1. Các bảng lương:

a) Quy định 7 bảng lương sau:

Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.

Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).

Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.

Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

b) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, tuỳ theo từng đối tượng được xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân (bảng 6) với mức lương cao nhất bằng mức lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng (trừ sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân được điều động, biệt phái) và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân (bảng 7).

c) Công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và tổ chức cơ yếu áp dụng thang lương, bảng lương quy định trong các công ty nhà nước.

2. Bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

3. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Căn cứ theo quy định trên, giáo viên mầm non được xếp vào ngạch viên chức loại B thuộc bảng 3. Theo đó, mức lương bậc 1 của viên chức loại B là 1.86. Do đó, việc bạn được trả theo mức lương 1.86 là đúng quy định.

Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu liên quan về Giáo dục mầm non

0