Giải bài tập trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3: phần Chính tả và Tập làm văn
Giải bài tập trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3: phần Chính tả và Tập làm văn Giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Giải bài tập trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3 Giải bài tập trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3 là ...
Giải bài tập trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3: phần Chính tả và Tập làm văn
Giải bài tập trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3
Giải bài tập trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3 là lời giải phần Chính tả và Tập làm văn SGK Tiếng Việt lớp 3 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 3. Mời các em cùng tham khảo.
Soạn bài: Chính tả: Nghe - viết: Ông ngoại
Câu 2 (trang 35 sgk Tiếng Việt 3): Tìm 3 tiếng có vần oay
Trả lời:
Đó là các tiếng: loay hoay, xoáy (nước), ngọ ngoậy
Câu 3 (trang 35 sgk Tiếng Việt 3): Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:
– Làm cho ai việc gì đó.
– Trái nghĩa với hiền lành.
– Trái nghĩa với vào.
b) Chứa tiếng có vần ân hoặc âng, có nghĩa như sau:
– Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà.
– Dùng tay đưa một vật lên.
– Cùng nghĩa với chăm chỉ, chịu khó.
Trả lời:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:
– Làm cho ai việc gì đó → giúp đỡ.
– Trái nghĩa với hiền lành → dữ.
– Trái nghĩa với vào → ra.
b) Chứa tiếng có vần ân hoặc âng, có nghĩa như sau:
– Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà: sân.
– Dùng tay đưa một vật lên → nâng.
– Cùng nghĩa với chăm chỉ, chịu khó → cần cù.
Soạn bài: Tập làm văn: Nghe - kể: Dại gì mà đổi
Câu 1 (trang 36 sgk Tiếng Việt 3): Nghe và kể lại câu chuyện dại gì mà đổi
Ở một gia đình nọ, có một đứa trẻ vừa mới bốn tuổi nhưng rất nghịch ngợm. Có một lần, mẹ cậu ta nói sẽ đổi cậu ta đi, để lấy một đứa trẻ ngoan đưa về nuôi. Nghe vậy, cậu liền nói:
- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!
Mẹ cậu ngạc nhiên hỏi;
- Vì sao thế?
Cậu bé trả lời ngay:
- Vì chẳng ai dại gì mà đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm như con đâu, mẹ ạ.
Câu 2 (trang 36 sgk Tiếng Việt 3): Em được đi chơi xa. Đến nơi, em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết. Hãy chép vào vở họ, tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.
Trả lời:
TỔNG CÔNG TY BƯU CHíNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: ông Phạm Minh Đức.
Số nhà: 32 đường Lê Lợi, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
Nội dung: Con đang thăm vịnh Hạ Long, vẫn khỏe và vui. Bố mẹ khỏi lo gì. Chúc cả nhà mạnh giỏi.
Họ tên, địa chỉ người gửi: Phạm Ánh Nguyệt, phòng số 18, khách sạn Hạ Long, Quảng Ninh.
>> Bài tiếp theo: Soạn bài lớp 3: Người lính dũng cảm