Cách tính lương hưu và chế độ hưởng lương hưu mới nhất áp dụng từ 01-01-2018
Cách tính lương hưu và chế độ hưởng lương hưu theo quy định sẽ chính thức có những điều khoản thay đổi bắt đầu từ ngày 01/01/2018. Cũng theo nội dung điều chỉnh này nêu rõ, Theo đó, lương hưu của lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương hàng tháng hoặc thu nhập tháng đóng bảo hiểm ...
Cách tính lương hưu và chế độ hưởng lương hưu theo quy định sẽ chính thức có những điều khoản thay đổi bắt đầu từ ngày 01/01/2018. Cũng theo nội dung điều chỉnh này nêu rõ, Theo đó, lương hưu của lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương hàng tháng hoặc thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mẫu cách tính lương hưu theo chế độ ở những năm trước có vẻ như thấp hơn so với mong đợi của mọi người nên cập nhật mới nhất thông tin hôm nay để dễ dàng kiến nghị khi có nhu cầu.
Bài Viết Cùng Chủ Đề
Nào hãy cùng zaidap.com chúng tôi tham khảo qua cách tính lương hưu và chế độ hưởng lương hưu năm 2018 ngay bây giờ nhé!
-
1. Cách tính lương hưu và chế độ hưởng lương hưu áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2018
Vào ngày 26/7, tại Hội nghị cung cấp thông tin Bảo hiêm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tháng 7/2017, ông Nguyễn Đức Toàn – Phó GĐ Trung tâm truyền thông (Bảo hiểm xã hội VN) cho biết, căn cứ vào quy định Luật BHXH năm 2014, cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu sẽ được thay đổi từ 1/1/2018.
Cụ thể, cách tính lương hưu từ 1/1/2018 như sau: Đối với lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.
Trường hợp lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì người lao động (cả nam và nữ) được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75% (nội dung này chỉ thay đổi đối với LĐ nữ vì trước năm 2018 cứ mỗi năm đóng BHXH tăng thêm sau khi đạt tỷ lệ 45% lao động nữ được tính thêm 3%).
Như vậy, lao động nữ đủ 55 tuổi nghỉ hưu, thay vì chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75% như trước, từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75%.
Đối với lao động nam, nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2019 phải có đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).
Đối với lao động nam thì cách tính trên tác động đến những người chưa đạt đủ số năm cần thiết để đạt tỷ lệ hưởng tối đa là 75% và ảnh hưởng đến mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nguồn tin trên cũng cho hay, theo thống kê của BHXH Việt Nam khoảng 68% số người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Như vậy, cách tính này ảnh hưởng nhiều hơn đến 32% số người nghỉ hưu (chủ yếu là nghỉ hưu sớm). Cũng theo số thống kê, thời gian đóng BHXH bình quân của người nghỉ hưu trong 4 năm trở lại đây thì lao động nam có thời gian đóng BHXH bình quân là trên 32 năm, còn lao động nữ là 29 năm.
Cụ thể tỷ lệ hưởng lương hưu như sau:
* Về hưu trước ngày 01/01/2018:
- Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%
- Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 3%.
* Về hưu từ ngày 01/01/2018:
- Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%
- Nam:
+ Về hưu từ 01/01/2018: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 16 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2019: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 17 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2020: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 18 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2021: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2022: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%.
* Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75%
-
2. Cách tính mức bình quân tiền lương hưu theo tháng đóng Bảo Hiểm Xã Hội
* Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức BQTL = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH | Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T) |
Trước ngày 01/01/1995 | 5 năm |
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 | 6 năm |
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 | 8 năm |
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 | 10 năm |
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 | 15 năm |
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 | 20 năm |
Từ 01/01/2025 | Toàn bộ thời gian đóng BHXH |
* Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
* Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Bạn vừa tìm hiểu nội dung liên quan tới cách tính lương hưu và chế độ hưởng lương hưu mới nhất sẽ được áp dụng phổ biến từ đầu năm 2018. Cách tính tiền lương hưu cùng các chế độ lương hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội định kỳ cần phải rõ ràng minh bạch ngay từ đầu để mọi người có thể nắm rõ. Tóm lại, trong năm tới đây, tất cả những quy định về chế độ tiền lương hưu cho cán bộ, công chức nhà nước sẽ có sự điều chỉnh thay đổi đáng kể nên bạn đừng bỏ lỡ bài chia sẻ này. zaidap.com chúc bạn xem tin vui!
Có thể bạn quan tâm