Cách tính điểm liệt 2 môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội
Cách tính điểm liệt 2 môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội Thông tin thi THPT Quốc gia năm 2017 Nhiều chuyên gia dự đoán với đề thi tổ hợp, điểm liệt trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ có nhiều ...
Cách tính điểm liệt 2 môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội
Nhiều chuyên gia dự đoán với đề thi tổ hợp, điểm liệt trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ có nhiều biến động so với năm nay.
Dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017
Thi THPT 2017: Không cần làm tất cả các môn trong bài thi tổ hợp
Dự thảo phương án dự kiến kỳ thi THPT quốc gia 2017 đang thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Nhiều khả năng trong năm tới, các sĩ tử sẽ phải làm bài thi tổ hợp 2 môn Khoa học Tự nhiên (Sinh, Lý, Hóa) và Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục Công dân) thay cho từng môn theo truyền thống trước đó.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, bài thi tổ hợp gồm có 60 câu hỏi trắc nghiệm chia làm 3 phần riêng biệt, mỗi môn trong tổ hợp có 20 câu hỏi. Điểm bài thi bao gồm cả điểm tổng hợp của bài và điểm của từng môn cấu phần nên môn.
Như vậy, đề thi môn Khoa học Tự nhiên sẽ bao gồm 20 câu hỏi Hóa học, 20 câu hỏi Vật lý và 20 câu hỏi Sinh học. Trong khi đó thì đề thi môn Khoa học Xã hội gồm 20 câu Lịch sử, 20 câu Địa lý và 20 câu Giáo dục Công dân. Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình học lớp 12, phần ít nằm trong lớp 10 và 11.
Một điều khiến nhiều thí sinh hết sức lo lắng là điểm liệt của 2 môn này sẽ được tính như thế nào, tính tổng điểm cả bài hay chỉ tính theo từng phần (môn cấu thành). Đây cũng là vấn đề đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc và sẽ "chốt" quy định trong thời gian tới. Tuy nhiên, dự kiến là điểm liệt sẽ được tính trên cả bài chứ không theo phần. Do đó nếu thí sinh bị điểm 0 Sinh 0 Lý nhưng được 1,5 Hóa thì tổng lại thí sinh vẫn không bị điểm liệt (Số điểm được tính trong trường hợp quy định điểm liệt giống như kỳ thi năm nay là từ 1 điểm trở xuống).
Dự kiến khi xét tốt nghiệp, 2 môn tổ hợp được tính bằng tổng điểm cả bài thi (tổng điểm từng môn cấu thành). Còn khi áp dụng xét tuyển đại học, cao đẳng thì các trường có thể dùng điểm của từng phần (môn cấu thành) để xét tổ hợp hoặc cũng có thể xét điểm cả bài rồi kết hợp với môn thi khác để xây dựng tổ hợp xét tuyển riêng phù hợp.
Bởi vậy, nếu trường xét tuyển điểm cả bài thi tổ hợp thì thí sinh nên hoàn thành tất cả các phần còn nếu chỉ áp dụng xét theo môn riêng thì các em cũng có thể chỉ cần làm các môn trong tổ hợp.