02/06/2018, 22:20

Cách phân biệt tôm bơm hóa chất và tôm không hóa chất

Trong các loại mặt hàng tươi sống, nhóm hải sản như tôm, mực… rất dễ bị tẩm hóa chất do đa phần đều không thể bảo quản trong thời gian dài. Để tự bảo vệ chính mình, bạn cần phải biết cách phân biệt chất lượng sản phẩm. Dưới đây là cách phân biệt tôm hóa chất và tôm không hóa chất mà bạn ...

Trong các loại mặt hàng tươi sống, nhóm hải sản như tôm, mực… rất dễ bị tẩm hóa chất do đa phần đều không thể bảo quản trong thời gian dài.

Để tự bảo vệ chính mình, bạn cần phải biết cách phân biệt chất lượng sản phẩm. Dưới đây là cách phân biệt tôm hóa chất và tôm không hóa chất mà bạn cần biết:

1. Loại tôm nào thường bị bơm hóa chất?


Thông thường, người ta sẽ chọn tôm sú để bơm hóa chất.



Thông thường, người ta sẽ chọn tôm sú để bơm hóa chất. Bởi sau khi bơm vào, hầu như không thể nhận biết đâu là tôm đã bơm hóa chất và đâu là tôm còn nguyên chất nếu chỉ dựa vào màu sắc.

2. Cách phân biệt tôm bơm hóa chất và tôm còn nguyên chất

Tôm còn nguyên chất:

  • Mình cong, hơi phẳng
  • Mềm



Tôm bơm hóa chất căng cứng, thẳng đơ và bị giãn các khớp.



Tôm bơm hóa chất

- Tôm tươi được bơm hóa chất:

  • Mình căng cứng và phồng đơ thiếu tự nhiên.
  • Các đốt trên thân của con tôm do bơm thuốc nên căng đến mức giãn rời ra. Điều này có thể nhận thấy ở đốt trên thân và giữa đầu.

- Tôm mới chết được bơm hóa chất sẽ có những dấu hiệu như

  • Đầu phù to và rời với thân, đuôi xòe.
  • Chỉ nhìn bên ngoài cũng đủ thấy sự căng tròn bất thường của con tôm.

Tôm bơm hóa chất và quá trình chế biến

Khi mua phải tôm bơm hóa chất, trong quá trình sơ chế, bóc vỏ tôm, bạn sẽ thấy lớp nhầy nhầy, dai dai ngay dưới đầu và mang. Đó chính là loại tôm được bơm bằng rau câu.

Khi nấu tôm, nếu thấy tôm ra nhiều nước nhưng không ngọt, thịt tôm teo dần lại bị bở chứ không dai thì đích thị bạn đã mua nhầm tôm bơm hóa chất.

3. Cách chọn tôm nguyên chất tươi ngon

Với các đặc điểm nhận biết bên ngoài:


Giữa các đốt của vỏ nên quan sát kỹ để nhận ra sự bất thường về giãn cách.



Tốt nhất, bạn nên chọn mua tôm còn sống, nhảy tanh tách và đầy đủ các bộ phận. Giữa các đốt của vỏ nên quan sát kỹ để nhận ra sự bất thường về giãn cách. Tránh mua tôm chết, tôm lờ đờ vì những con tôm này thường được tẩm hóa chất để bán được lâu hơn.

Nếu chọn mua tôm đông lạnh, bạn nên một tay giữ đầu và tay kia giữ phần đuôi tôm sau đó kéo nhẹ. Nếu các đốt tôm còn khít thì đó là tôm mới. Ngược lại, nếu các đốt rời nhau thì tôm đã được bảo quản đông sau khi chết. Dùng tôm này sẽ mất hết chất ngọt, độ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với từng loại tôm khác nhau:

  • Nếu chọn tôm sú, tránh chọn con màu hồng vì màu này chứng tỏ tôm đã bị ươn.
  • Nếu chọn tôm he, tốt nhất nên chọn lấy con còn sống, hồng trắng, trong và mắt đen.
  • Nếu chọn tôm sắt, tránh tôm có màu hồng đậm vì như thế chứng tỏ tôm đã bị để lâu ngày.

4. Các chất được dùng để bơm vào tôm

  • Dung dịch bơm để tăng trọng: rau câu, adao
  • Dung dịch bơm để kiểm soát độ nhờn của các loại hải sản: chất ổn định
  • Giữ tôm tươi lâu ngày như vừa mới bắt: hàn the, ure

Các chất này hều hết đều mang đến những hậu quả không tốt cho sức khỏe. Nhẹ cũng bị nhiễm khuẩn tiêu hóa. Nặng hơn có thể tích tụ và sinh ra các căn bệnh mãn tính nguy hiểm như: ung thư, gan thận…

Hy vọng với một vài trang bị này bạn sẽ biết cách để lựa chọn những con tôm vừa ngon, vừa an toàn cho cả nhà nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

0