Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính
Thứ tự các chỉ tiêu có thể thay đổi trong thuyết minh báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ( mẫu B09 – DNN theo QĐ số 48 ) và doanh nghiệp lớn ( mẫu B09 – DN theo TT số 200 thay thế QĐ số 15 ) nhưng về cơ bản tên các chỉ tiêu là giống nhau. Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc ...
Thứ tự các chỉ tiêu có thể thay đổi trong thuyết minh báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ( mẫu B09 – DNN theo QĐ số 48 ) và doanh nghiệp lớn ( mẫu B09 – DN theo TT số 200 thay thế QĐ số 15 ) nhưng về cơ bản tên các chỉ tiêu là giống nhau.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính thông tư 200
1. Khái niệm
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của bộ báo cáo tài chính. Dùng để mô tả chi tiết và phân tích các thông tin số liệu đã được trình bày trong các bảng biểu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo các chuẩn mực kế toán.
Cụ thể: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, nguyên tắc, chế độ kế toán áp dụng .
Sau đây là các nội dung chuẩn bị cho cách lập thuyết minh báo cáo tài chính một cách khoa học và chính xác nhất.
2. Cơ sở số liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính
Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính là:
– Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết liên quan của kỳ lập báo cáo.
– Thuyết minh báo cáo năm trước liền kề.
– Các báo cáo tài chính khác trong bộ báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
– Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác.
3. Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải đạt được những yêu cần sau:
– Cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được lựa chọn và áp dụng đối với các giao dịch và sự kiện quan trọng.
– Trình bày các thông tin trọng yếu chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
– Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính doanh nghiệp.
– Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong BCĐKT, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn đến các thông tin liên quan trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.
4. theo các chỉ tiêu
Thứ tự các chỉ tiêu có thể thay đổi trong thuyết minh báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ( mẫu B09 – DNN theo QĐ số 48 ) và doanh nghiệp lớn ( mẫu B09 – DN theo TT số 200 thay thế QĐ số 15 ) nhưng về cơ bản tên các chỉ tiêu là giống nhau.
4.1. Đặc điểm hoạt động của DN
– Hình thức sở hữu vốn: Là công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thuyết minh rõ: Tên quốc gia và vùng lãnh thổ của từng nhà đầu tư trong doanh nghiệp (bao gồm chủ đầu tư có quốc tịch VN và quốc tịch nước ngoài và tỷ lệ % góp vốn tại thời điểm lập thuyết minh báo cáo tài chính).
– Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rõ tên lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất, xây dựng, vận tải, nhà hàng, khách sạn,… hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.
– Tổng số công nhân viên và người lao động: Nêu rõ số lượng lao động bình quân trong năm của DN.
– Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính và đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp.
– Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường: Trường hợp chu kỳ kéo dài hơn 12 tháng thì thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực.
– Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện sáp nhập, chia, tách, thay đổi quy mô… có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
– Cấu trúc doanh nghiệp (nếu có): Danh sách các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc( trình bày chi tiết: Tên, địa chỉ, tỷ lệ vốn góp,…của từng đơn vị).
4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại DN
– Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm theo năm dương lịch (từ 01/01/N – 31/12/N ). Nếu DN có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc niên độ kế toán.
– Đơn vị tiền tệ sử dụng: Ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán
– Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ DN áp dụng theo chế độ kế toán DN nhỏ và vừa hay chế độ kế toán DN lớn.
– Hình thức kế toán áp dụng: Nêu rõ hính thức kế toán áp dụng là nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký – sổ cái hay hình thức kế toán trên máy vi tính.
– Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành: Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không. Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.
4.3. Nguyên tắc – phương pháp các phần hành kế toán cơ bản
a. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
– Nêu rõ tiền gửi ngân hàng là có kỳ hạn hay không kỳ hạn.
– Nêu rõ các khoản tương đương tiền được xác định trên cở sở nào? Có phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” hay không?
b. Nguyên tắc kế toán nợ phải thu:
– Tiêu chí phân loại các khoản nợ phải thu (phải thu khách hàng, phải thu khác, phải thu nội bộ)
– Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi.
c. Nguyên tắc giá trị hàng tồn kho:
– Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rõ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
– Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào ( Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; hay tính theo giá đích danh, phương pháp giá bán lẻ ).
– Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
– Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho hay lập theo số chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết dẫn đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.
d. Nguyên tắc kế toán và phương pháp khấu hao tài sản cố định:
– Nêu rõ giá trị ghi sổ của TSCĐ là theo nguyên giá hay giá đánh giá lại.
– Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu( chi phí nâng cấp, cải tạo, duy tu, sửa chữa) được ghi nhận vào giá trị ghi sổ hay chi phí sản xuất, kinh doanh;
– Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo pp đường thẳng, pp khấu hao theo số dư giảm dần,…
e. Nguyên tắc chi phí trả trước:
– Nêu rõ chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm những khoản chi phí nào.
– Phương pháp và thời gian phân bổ chi phí trả trước;
– Có theo dõi chi tiết chi phí trả trước theo kỳ hạn không?
f. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả:
– Có theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng, kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ không?
– Có đánh giá lại nợ phải trả thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không?
g. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
– Vốn góp của chủ sở hữu có được ghi nhận theo số vốn thực góp không?
– Lợi nhuận chưa phân phối được xác định như thế nào? Nguyên tắc phân phối lợi nhuận, cổ tức.
h. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, thu nhập