Cách làm một bài văn miêu tả
Đánh giá bài viết Thể loại văn miêu tả được coi là thể loại chủ đạo.Văn miêu tả không chỉ có ích trong đời sống hàng ngày mà nó còn có vai trò quan trọng trong văn chương. Để viết được một bài văn miêu tả thật hay, thật mượt mà là điều không hề đơn giản. Làm văn miêu tả có khó không? và làm sao để ...
Đánh giá bài viết Thể loại văn miêu tả được coi là thể loại chủ đạo.Văn miêu tả không chỉ có ích trong đời sống hàng ngày mà nó còn có vai trò quan trọng trong văn chương. Để viết được một bài văn miêu tả thật hay, thật mượt mà là điều không hề đơn giản. Làm văn miêu tả có khó không? và làm sao để có một bài văn miêu tả hay là câu hỏi của rất nhiều các em học sinh. Vậy thì chúng ta cần những kĩ ...
Thể loại văn miêu tả được coi là thể loại chủ đạo.Văn miêu tả không chỉ có ích trong đời sống hàng ngày mà nó còn có vai trò quan trọng trong văn chương. Để viết được một bài văn miêu tả thật hay, thật mượt mà là điều không hề đơn giản. Làm văn miêu tả có khó không? và làm sao để có một bài văn miêu tả hay là câu hỏi của rất nhiều các em học sinh. Vậy thì chúng ta cần những kĩ năng gì để viết được một bài văn miêu tả thật ấn tượng.
Phần nhiều các em học sinh đều cảm thấy khá khó khăn với môn Tập làm văn đặc biệt là văn miêu tả. Nhiều câu văn khá ngô nghê và non nớt nhiều lúc khiến người lớn phải bật cười. Chẳng hạn đề văn tả cây chuối: "Cách đây hơn nghìn năm ông nội em có trồng một cây chuối, thân cây to như cây na, lá to như là bàng. Em rất yêu cây chuối này". Rồi những câu văn miêu tả người thân, ông bà với những từ ngữ thô vụng "Nhà em có nuôi một ông nội" hay "Bà em có làn da trắng như da em bé" khiến người lớn phải bật cười bởi những bài văn như thế.
Với nhiều học sinh, viết văn thực sự là một áp lực, các em quen ỉ lại, dựa dẫm, có em chủ yếu dựa vào văn mẫu, sách tham khảo cho nên bài văn thường mang tính chung chung, thiếu cảm xúc thực của bản thân.
Khó khăn ở các em còn là thiếu ý tưởng để triển khai bài viết. Đôi khi có em viết được vài câu đã thấy cụt ngủn không biết phải viết thế nào nữa. Điều đó là do các em thiếu vốn sống, ít quan sát thực tế, thiếu tư liệu đời sống. Tại sao các nhà văn lại phải đi thực tế bởi thực tế giúp họ viết đúng hơn, hay hơn và thưc tế cũng giúp họ khơi gợi được nhiều ý tưởng.
Khó khăn nữa mà các em gặp phải còn là cách diễn đạt chưa được linh hoạt và ngôn ngữ thì chưa phong phú do các em ít đọc và chưa có ý thức về trau dồi ngôn ngữ. Vì thế để viết được một bài văn miêu tả hay, chúng ta cần trước tiên là kĩ năng quan sát và ghi chép. Kĩ năng quan sát đóng một vị trí hết sức quan trọng, thậm chí được coi là yếu tố khơi nguồn cho cảm hứng sáng tác cũng như quyết định cho thành công của quá trình miêu tả hiện thực cuộc sống. Không thể ngồi trong bốn bức tường chỉ dùng trí tưởng tượng để mà dựng lại những bức tranh về thiên nhiên, loài vật và con người. Trí tưởng tượng dù có phong phú đến đâu cũng không thể nào so sánh với hiện thực cuộc sống. Chúng ta có thể quan sát và tự đặt ra câu hỏi để giải đáp, nhằm tìm hiểu và khắc sâu vào trí nhớ những hình ảnh về cuộc sống xung quanh. Hãy xem hai bên đường ta đi học có những gì? cây cối cảnh vật ra sao? cảnh mùa đông khác với cảnh mùa hè, cảnh buổi sáng khác với cảnh buổi chiều ở chỗ nào… Tất cả những điều chúng ta quan sát được hãy ghi vào một cuốn sổ tay. Không cần chép dài dòng chỉ cần điểm qua những nét chính, ngắn gọn. Sẽ rất thành công nếu khi quan sát chúng ta có những phát hiện bất ngờ. Những phát hiện này là điều kiện giúp cho bài văn của các em thêm sáng tạo và độc đáo.
Ngoài kĩ năng quan sát, ghi chép thì kĩ năng tưởng tượng cũng đóng vai trò quyết định thành công của một bài văn miêu tả. Có thể khẳng định rằng nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả chắc chắn không thể hay được dù là văn tả thực. Làm nghệ thuật nói chung và văn miêu tả nói riêng không thể chấp nhận kiểu sao chép hiện thực cuộc sống một cách máy móc, khô cứng. Nếu chỉ quan sát và ghi chép vào bài làm đúng y nguyên những điều quan sát ấy thì bức tranh miêu tả trong bài văn sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy cần tưởng tượng và sáng tạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú và sinh động hơn. Không có trí tưởng tượng, chắc chắn nhà văn Tô Hoài không thể xây dựng được bức tranh phong phú về thế giới loài vật như trong tác phẩm: "Dế Mèn phiêu lưu kí".
Kĩ năng so sánh, nhân hóa cũng rất cần thiết trong văn miêu tả. Chính sự liên tưởng so sánh làm cho trang văn miêu tả hay hơn và đối tượng miêu tả hiện lên rõ hơn, đẹp hơn,hấp dẫn hơn. Có thể so sánh người với người, người với con vật,người với cây cối… đồng thời nhân hóa con vật, cây cỏ như con người cũng giúp cho bài văn trở nên gần gũi hơn.
Cuối cùng là kĩ năng nhận xét, viết văn miêu tả bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của mình. Dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biểu lộ thái độ tình cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng miêu tả. Nhưng nhận xét thế nào để tạo sự hấp dẫn cho bài văn miêu tả. Trước hết có thể nhận xét trực tiếp bằng lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh và cũng có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả.
Ngoài những điều trên thì việc lựa chọn từ ngữ để có thể tái hiện lại chân dung đối tượng thật cụ thể, chi tiết, sinh động, đồng thời là cảm xúc chân thành gửi gắm trong bài văn. Viết thế nào để người đọc chưa từng nhìn thấy đối tượng đó nhưng họ vẫn có thể hình dung ra được qua những gì bạn miêu tả bằng hình ảnh đó mới là bài văn miêu tả thành công. Và đặc biệt khi chúng ta không lạm dụng thị giác và mở rộng mọi giác quan để cảm nhận cuộc sống thì cuộc sống sẽ rất thú vị và nhiều bất ngờ.