Cách hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định
1. Thanh lý nhượng bán tài sản cố định là gì TSCĐ thanh lý, nhượng bán là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định , hoặc hư hỏng nặng, lạc hậu, lỗi thời hoặc vì một lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài ...
1. Thanh lý nhượng bán tài sản cố định là gì
TSCĐ thanh lý, nhượng bán là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc hư hỏng nặng, lạc hậu, lỗi thời hoặc vì một lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài sản đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hoặc xử lý để thu hồi vốn.
2. Đặc điểm của hoạt động thanh lý, nhượng bán
– Hoạt động thanh lý, nhượng bán là hoạt động bất thường, do đó nó được hạch toán đưa vào TK 811: Chi phí khác và TK 711: Thu nhập khác.
– Khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định cần phải lập các biên bản:
+ Biên bản kiểm kê tài sản
+ Quyết định thanh lý tài sản của ban quản trị doanh nghiệp
3. Các bút toán hạch toán thanh lý TSCĐ
– Bước 1: Căn cứ vào biên bản ghi giảm tài sản cố định kế toán ghi
Nợ TK 214: Giá trị khấu hao luỹ kế
Nợ TK 811: Giá trị còn lại sau khi lấy nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
– Bước 2: Căn cứ vào các chứng từ phản ánh về chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Nợ TK 811
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,331,334,338.
– Bước 3: Căn cứ vào hoá đơn bán thanh lý, kế toán phản ánh
Nợ TK 111,112,131
Có TK 711: Giá bán thỏa thuận
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra( nếu có)
Giá bán thanh lý căn cứ trên giá trị còn lại để xuất hoá đơn bán thanh lý cho phù hợp. Nếu giá trị còn lại nhiều mà doanh nghiệp ghi hoá đơn nhượng bán ít là phản ánh không trung thực giá trị của nó.
4. Cuối kỳ xác định kết quả thanh lý TSCĐ
– Kết chuyển thu nhập khác
Nợ TK 711
Có TK 911
– Kết chuyển chi phí thanh lý
Nợ TK 911
Có TK 811