Cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cách hạch toán trong công ty sản xuất Việc hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản xuất vào giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách ...
Cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Việc hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản xuất vào giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh. VnDoc.com xin chia sẻ đến các bạn cách hạch toán trong công ty sản xuất dưới đây, mời các bạn tham khảo.
Cách hạch toán trong công ty xây dựng
Các nghiệp vụ kế toán trong công ty thương mại
Mẫu CV xin việc kế toán hay cho sinh viên mới ra trường
Trong quá trình sản xuất thường phát sinh phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất và các chi phí khác về tổ chức quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm theo kế hoạch.
Nhiệm vụ của Kế toán cần phải tập hợp những chi phí đã phát sinh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và tổng hợp vào tài khoản chi phí sản xuất để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. Sau đó tiến hành hạch toán ghi sổ những nghiệp vụ kế toán phát sinh này:
Theo quy định hiện nay thì giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định trên cơ sở 3 loại chi phí chính:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung (ở phân xưởng sản xuất).
Một số tài khoản sử dụng chủ yếu trong hạch toán quá trình sản xuất:
Tài khoản 111 - Tiền mặt
Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 142 - Chi phí trả trước
Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ
Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản 155 - Thành phẩm
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ
Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên
Tài khoản 335 - Chi phí phải trả
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác
Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp.
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
- Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
- Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Có TK 334 - Phải trả CNV.
- Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác.
- Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả CNV.
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác.
- Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
- Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:
(1) Nợ TK 142 - Chi phí trả trước.
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).
(2) Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Có TK 142 - Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).
- Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
- Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Có TK 111, 112, 331.
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí NC trực tiếp.
Nợ TK 627 - Chi phí SX chung.
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
- Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ởphân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
- Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí SXKD dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.
Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp.
Có TK 622 - Chi phí NC trực tiếp.
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.
- Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm.
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.
- Trường hợp sản phẩm hoàn thành, không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.
Sơ đồ kế toán
Chú thích:
(1) Chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm hay quản lý phân xưởng.
(2) Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản chi phí tính theo tiền lương
(3) Chi phí về công cụ, dụng cụ ở phân xưởng.
(4) Phân bổ chi phí trả trước cho kỳ này.
(5) Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất.
(6) Chi phí khác ở phân xưởng trả bằng tiền hay chưa thanh toán.
(7) Chi phí phải trả được nhận trong kỳ.
(8) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(9) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
(10) Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(11) Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho.
(12) Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.
(13) Giá vốn sản phẩm sản xuất xong chuyển thẳng bán cho khách hàng.