Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 mới nhất
Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 mới nhất Hướng dẫn lập BCTC theo Thông tư 200 Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 mới nhất Thông tư 200/2014/TT-BTC ra đời thay thế cho Quyết định ...
Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 mới nhất
Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 mới nhất
Thông tư 200/2014/TT-BTC ra đời thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Do đó kế toán của những doanh nghiệp đang làm báo cáo tài chính theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì sẽ làm báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC từ năm tài chính 2015 trở đi. VnDoc.com xin hướng dẫn các bạn cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính bằng Excel
Cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC báo cáo tài chính gồm có những mẫu biểu sau:
Bảng cân đối kế toán | Mẫu B 01 - DN |
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu B 02 - DN |
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Mẫu B 03 - DN |
Bản thuyết minh báo cáo tài chính | Mẫu B 09 - DN |
1. Lập bảng cân đối kế toán khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200.
Khi doanh nghiệp lập bảng cân đối kế toán thì doanh nghiệp phải cần chú ý một số điểm sau:
- Khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính.
- Trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn.
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
- Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
- Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ.... giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
- Khi doanh nghiệp lập bảng cân đối kế toán thì căn cứ vào các tài liệu sau:
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).
- Trên bảng cân đối kế toán gồm có 5 cột:
- Cột 1: Chỉ tiêu.
- Cột 2: Mã số – Mã số của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
- Cột 3: Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Cột 5: Số đầu năm – Số liệu ghi vào cột 5 "Số đầu năm" của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ở cột 4 "Số cuối năm" của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.
- Cột 4: Số cuối năm – Số liệu ghi vào cột 4 "Số cuối năm" của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
- Khi lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp căn cứ vào các tài liệu sau:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200.
- Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" và Chuẩn mực kế toán "Báo cáo tài chính giữa niên độ".
- Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn cho các giao dịch phổ biến nhất, doanh nghiệp căn cứ bản chất từng giao dịch để trình bày các luồng tiền một cách phù hợp nếu chưa có hướng dẫn cụ thể trong Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày, doanh nghiệp được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.
- Khi doanh nghiệp lập bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200 thì cần căn cứ vào các tài liệu sau:
- Bảng Cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
- Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển"; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác...
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 2 phương pháp là phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Tùy doanh nghiệp lựa chọn để lập báo cáo theo phương pháp nào.
4. Lập Thuyết minh báo cáo tài chính khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200.
- Thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.
- Khi lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán "Trình bày Báo cáo tài chính" và hướng dẫn tại Chế độ Báo cáo tài chính này.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung dưới đây:
- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống.
- Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Khi lập thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp căn cứ vào các tài liệu sau:
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
- Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;
- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.