14/01/2018, 01:01

Quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể doanh nghiệp Mẫu quyết định về việc giải thể doanh nghiệp là mẫu văn bản được căn cứ theo điều 111 và 112 của Luật doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ...

Quyết định giải thể doanh nghiệp

 là mẫu văn bản được căn cứ theo điều 111 và 112 của Luật doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu công ty bị phá sản và quyết định giải thể doanh nghiệp thì bạn có thể sử dụng mẫu Quyết định này.

Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

Mẫu Công văn giải thể doanh nghiệp

Mời các bạn xem Quyết định giải thể Doanh nghiệp:


Mẫu

Các bạn lưu ý là từ ngày 01/07/2015, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 (Luật doanh nghiệp hiện hành) sẽ hết hiệu lực và thay thế bằng Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13, khi đó Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp sẽ có thay đổi theo Luật mới. Các bạn hãy chú ý theo dõi trên VnDoc để cập nhật những mẫu giấy tờ, văn bản mới nhất.

Tên Doanh Nghiệp:............

Số:.........../..........

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------o0o-----------

……………, ngày …… tháng …..năm ……….

 QUYẾT ĐỊNH
(V/v Giải thể doanh nghiệp)

- Căn cứ Điều 157, Điều 158, Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006;

- Căn cứ Điều ……….của Điều lệ công ty ……………được thông qua ngày ....................

- Căn cứ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp………….............…

- Doanh nghiệp…………………………………………………………….................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Giải thể doanh nghiệp .............................................................................................

- Số Đăng ký kinh doanh…….....................ngày cấp……...........……nơi cấp ........…………

- Số Giấy phép thành lập…………………..ngày cấp...............………nơi cấp …..............…..

- Địa chỉ trụ sở:………………..............................................................................................…

Điều 2: Lý do giải thể: ............................................................................................................

Điều 3: Thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng đã ký kết:

(Doanh nghiệp nêu rõ tất cả các hợp đồng mà doanh nghiệp đang thực hiện, nội dung hợp đồng, đối tác, ngày ký hợp đồng, phương thức thanh lý, ngày dự định thanh lý chấm dứt hợp đồng).

Đối với những hợp đồng sẽ thanh lý, doanh nghiệp sẽ có báo cáo kết quả thực hiện sau khi hoàn tất.

Thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể. Kể từ thời điểm này doanh nghiệp không ký kết thêm hợp đồng với tổ chức, cá nhân nào. Doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu phát sinh có tranh chấp nào về các hợp đồng đã ký.

Điều 4: Thời hạn, thủ tục thanh toán các khoản nợ:

Doanh nghiệp còn các khoản nợ khách hàng, nợ Ngân hàng, nợ thuế như sau:

(Doanh nghiệp nêu rõ từng loại nợ, phương thức thanh toán cụ thể, thời điểm thanh toán).

Thời hạn thanh toán nợ không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể. Kể từ thời điểm này doanh nghiệp không vay nợ của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có phát sinh những tranh chấp về các khoản nợ trên.

Điều 5: Thanh toán các khoản nợ thuế

Doanh nghiệp còn nợ các loại thuế sau:

(Doanh nghiệp nêu rõ các khoản thuế còn nợ, phương thức và thời hạn nộp thuế). Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có phát sinh những tranh chấp về các khoản nợ trên.

Điều 6: Xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động:

Doanh nghiệp sử dụng ….............…….(nêu số lượng lao động). Thời hạn thanh toán các khoản lương và trợ cấp cho người lao động, xử lý tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động chậm nhất là vào ngày............. (Nêu rõ từng lao động, thời điểm thôi việc, mức trợ cấp đối với từng lao động. Trường hợp quá nhiều lao động, có thể phân loại thành lao động trực tiếp và gián tiếp). Các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động được doanh nghiệp xử lý dứt điểm vào ngày / / , (Nêu cụ thể những nghĩa vụ trong hợp đồng lao động, phương thức xử lý, thời hạn xử lý đối với tập thể người lao động trong thỏa ước lao động tập thể. Trường hợp có thỏa thuận riêng, nêu cách xử lý cụ thể với cá nhân người lao động). Mọi tranh chấp phát sinh về sau do doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Điều 7: Thành lập tổ thanh lý tài .Tở thanh lý tài sản gồm (ít nhất là 2 người): Quyền và nghĩa vụ Tổ thanh lý, thủ tục thanh lý quy định ở Phụ lục đính kèm.

Điều 8: Quyết định này được niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp, được gởi đến các chủ nợ, người lao động, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, gởi đến cơ quan Nhà Nước và đăng báo ....................... 3 kỳ liên tiếp.

Điều 9: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Nơi nhận:                                                                                   ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
- Sở Kế hoạch và Đầu tư                                                            hoặc CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
- Các chủ nợ                                                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)
- Người lao động
- Cơ quan Thuế
- Lưu 

Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014

Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) có quy định tại khoản 7 Điều 4: "Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh".

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.

Vậy các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp được quy định ở đâu? Thủ tục như thế nào?

Theo Điều 201 Luật doanh nghiệp 2015 có quy định: "1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp."

Do đó, Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (theo mẫu);
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
  • Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn bản cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
  • Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
  • Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

- Theo quy định tại Điều 202 LDN 2015, quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên), Hội đồng quản trị (đối với công ty CP) trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Sau khi tiến hành thanh ls tài sản phải lập biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, Cơ quan thuế, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 2: Thủ tục về thuế

Trước hết, doanh nghiệp tiến hành thủ tục xin cấp Thông báo đóng mã số thuế tại Chi cục thuế trực thuộc trong thời gian quy định.

Hồ sơ giải thể tại chi cục thuế bao gồm:

  • Thông báo giải thể
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/ HĐCĐ về việc giải thể doanh nghiệp
  • của Chủ sở hữu công ty/ HĐTV/ HĐCĐ
  • Xác nhận đóng Mã số hải quan tại Tổng cục Hải quan
  • Công văn xin chấm dứt hiệu lực Mã số thuế của công ty;
  • Bản sao có công chứng Giấy chúng nhận Đăng ký kinh doanh

Bước 3: Thủ tục về Dấu pháp nhân

Sau khi thực hiện xong thủ tục tại Chi cực thuế, doanh nghiệp được cấp Thông báo đóng mã số thuế. Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục trả con dấu pháp nhân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hôi- Công an thành phố nơi doanh nghiệp được cấp GCN Đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thực hiện việc trả con dấu gồm:

  • Công văn trả dấu;
  • Bản chính GCN đăng ký mẫu dấu;
  • Dấu pháp nhân;
  • Bản sao GCN đăng ký kinh doanh có công chứng;
  • Giấy giới thiệu (trong trường hợp Đại diện theo pháp luật của Công ty không trục tiếp tiến hành trả con dấu).

Bước 4: Thủ tục về Sở kế hoạch & Đầu tư

Sau khi nhận được GCN đã trả con dấu, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh- nơi doanh nghiệp được cấp GCN.

Hồ sơ giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể;
  • Quyết định về việc giải thể doanh nghiệp của Chủ sở hữu công ty/HĐTV/HĐCĐ;
  • Biên bản hợp HĐTV/HĐCĐ về việc giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản thanh lý tài sản và thanh toán hết các khoản nợ;
  • Công văn đóng tài khoản (hoặc cam kết chưa mở tài khoản Ngân hàng)
  • Ba số báo liên tiếp đăng thông báo giải thể doanh nghiệp
  • Thông báo đóng mã số thuế (bản chính hoặc bản sao công chứng)
  • Giấy chứng nhận đã thu hôi con dấu (bản chính hoặc bản sao công chứng)
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu

Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

0