25/05/2018, 17:01

Cách ghi sổ nhật ký chung trên phần mềm Excel như thế nào

Ghi sổ nhật ký chung trên phần mềm Excel 1. Khái niệm Sổ nhật ký chung trên phần mềm excel là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ cho việc ghi sổ cái. 2. Cách ghi sổ nhật ...

Ghi sổ nhật ký chung trên phần mềm Excel

1. Khái niệm

Sổ nhật ký chung trên phần mềm excel là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ cho việc ghi sổ cái.

cách ghi sổ nhật ký chung trên Excel

2. Cách ghi sổ nhật ký chung trên phần mềm excel

Căn cứ để ghi sổ nhật ký chung trên phần mềm excel là các chứng từ kế toán ví dụ như Hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có…

– Cột A: “ Ngày tháng ghi sổ”:

là ngày thực hiện ghi sổ, ngày tháng ghi sổ nhật ký chung phải bằng hoặc sau ngày trên chứng từ

– Cột “Chứng từ”:

+ Cột B ” Số hiệu” :

là số hiệu chứng từ (VD: HĐ, PT, PC, PKT, GBN, GBC…)

+ Cột C ” Ngày tháng” :

là ngày tháng ghi trên chứng từ.

– Cột D ” Diễn giải

Ghi tóm tắt nội dung kinh tế phát sinh trên chứng từ kế toán

– Cột E ” TK Nợ / TK Có

Là Cột định khoản Nợ/Có cho các nghiệp vụ phát sinh theo thứ tự Nợ dòng trước, Có dòng sau

– Cột F ” TK đối ứng

Theo dõi TK đối ứng cho những TK đã định khoản bên cột TK Nợ/TK Có

3. Để hiểu rõ hơn lamketoan.vn sẽ hướng dẫn các bạn làm theo nghiệp vụ phát sinh như sau:

TK NợTK Đối ứngCách làm
TK Có
156331ABCĐặt đấu bằng ( =) vào ô tương ứng với TK cần lấy đối ứng sau đó bấn vào Tk đối ứng (331ABC) và bấm Enter
1331331ABCĐặt dấu bằng ( = ) vào ô tương ứng với TK cần lây đối ứng sau đó bấn vào TK đối ứng (331ABC) và bấm Enter
331ABC156;1331Ta làm: =156&”;“&1331 và ấn Enter. Việc đặt dấu phẩy hay chấm phẩy là do máy tính của bạn. Nếu dấu phẩy không được các bạn đổi sang dấu chấm phẩy nhé. (Trong TH cần nối thêm 1 TK nữa các bạn chỉ việc thêm  &”;“& )

– Cột ” Số phát sinh

+ Cột 1 ” Nợ” : ghi số tiền tương ứng với các tài khoản ghi Nợ trong nghiệp vụ phát sinh

+ Cột 2 ” ” : ghi số tiền tương ứng với các tài khoản ghi Có trong nghiệp vụ phát sinh

– Đến cuối tháng các bạn làm các bút toán kết chuyển cuối kỳ.

– Sau đó các bạn thực hiện cộng tổng số phát sinh tháng bằng hàm tính tổng Sum hoặc Subtotal.
Lưu ý:  Tổng phát sinh bên Nợ = Tổng phát sinh bên Có

0