Các khoản giảm trừ doanh thu và cách hạch toán
Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. 1. Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu bán ...
Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
1. Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng:
– Chiết khấu thương mại (CKTM): Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách mua hàng hoá, sản phẩm,… với khối lượng lớn.
– Giảm giá hàng bán (GGHB): Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng khi khách hàng mua hàng hoá, thành phẩm nhưng lại kém phẩm chất hay không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng như trong hợp đồng đã ký giữa 2 bên.
– Hàng bán bị trả lại (HBBTL): Là số hàng mà khách hàng trả lại cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp bán hàng hoá, thành phẩm nhưng bị kém phẩm chất, chủng loại,…
2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 521: “các khoản giảm trừ doanh thu” để hạch toán các khoản nêu trên. Cụ thể:
– Chiết khấu thương mại: TK 5211
– Giảm giá hàng bán: TK 5213
– Hàng bán bị trả lại: TK 5212
Lưu ý: Hạch toán các khoản giảm trừ cho doanh thu trong doanh nghiệp sử dụng các tài khoản giống nhau giữa quyết định 48 và thông tư 200.
Hệ thống tài khoản theo quyết định số 48/Q Đ-BTC Xem / Tải về
Hệ thống tài khoản theo thông tư số 200/TT-BTC Xem / Tải về
3. Cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu chủ yếu:
– Hạch toán khoản chiết khấu thương mại mà khách hàng được hưởng:
Nếu DN tính thuế GTGT theo pp khấu trừ:
Nợ TK 5211: CKTM cho khách hàng hưởng
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách
Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 5211: CKTM cho khách hàng hưởng
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách
– Hạch toán khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ:
Nếu DN tính thuế GTGT theo pp khấu trừ:
Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng giảm cho khách hàng
Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm cho khách hàng
– Hạch toán khoản hàng đã bán mà khách hàng trả lại trong kỳ kế toán:
+ Phản ánh khoản doanh thu của hàng bán bị trả lại:
Nếu DN tính thuế GTGT theo pp khấu trừ:
Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm
Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm
Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm
+ Phản ánh giá trị hàng nhập lại kho và ghi giảm giá vốn của hàng nhập lại kho:
Nợ TK 156: giá trị hàng bị trả lại nhập kho
Có TK 632: giá vốn hàng bị trả l ại ghi nhận giảm
– Bút toán kết chuyển cuối kỳ khoản giảm trừ doanh thu bán hàng:
Cuối kỳ kế toán, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ trên doanh thu cho người mua hàng ở các bút toán 3.1, 3.2 và 3.3 sang bên Nợ TK 511 để tính doanh thu thuần.
Nợ TK 511: Các khoản giảm trừ làm doanh thu giảm
Có TK 5211: CKTM làm doanh thu giảm
Có TK 5213: GGHB làm doanh thu giảm
Có TK 5212: HBBTL làm doanh thu giảm
Xem thêm: Bài tập định khoản kế toán các khoản giảm trừ doanh thu và đáp án
Lưu ý:
– Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cũng như chi tiết cho từng khách hàng và từng loại như hàng hoá, thành phẩm hay cung cấp dịch vụ.
– Các khoản CKTM, GGHB, HBBTL nói trên nếu phát sinh cùng kỳ tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm,…thì được điều chỉnh làm giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
– Trong trường hợp tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm,…từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh các khoản CKTM, GGHB, HBBTL nhưng trước thời điểm phát hành BCTC thì kế toán ghi giảm doanh thu trên BCTC của kỳ trước và ngược lại nếu phát sinh sau thời điểm phát hành BCTC thì kế toán ghi giảm doanh thu trên BCTC của kỳ sau tức là kỳ phát sinh các khoản nêu trên.