Cách chữa bỏng bô, bỏng nước sôi an toàn, hiệu quả
Cách chữa bỏng bô, bỏng nước sôi nếu không được áp dụng đúng, an toàn thì có thể rất lâu khỏi và có thể để lại sẹo cho những ai không may bị. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn cần chú ý những vấn đề sau. Cách chữa bỏng bô, bỏng nước sôi nếu không được áp dụng đúng, an toàn thì có thể rất ...
Cách chữa bỏng bô, bỏng nước sôi nếu không được áp dụng đúng, an toàn thì có thể rất lâu khỏi và có thể để lại sẹo cho những ai không may bị. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn cần chú ý những vấn đề sau.
Cách chữa bỏng bô, bỏng nước sôi nếu không được áp dụng đúng, an toàn thì có thể rất lâu khỏi và có thể để lại sẹo cho những ai không may bị. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn cần chú ý những vấn đề sau.
Bạn nên xem thêm:
- Cách chữa ù tai
- Cách chữa nhiệt miệng
- Cách chữa viêm họng
- Cách trị tiêu chảy
Cách chữa bỏng bô như sau:
Ngày nay những chiếc xe máy được thiết kế với hệ thống bô an toàn hơn, hạn chế các hiện tượng người dùng bị bỏng. Tuy nhiên tình trạng này không phải là không gặp, nhất là khi các trẻ nhỏ chơi đùa gần đó. Khi không may bị bỏng bô, bạn cần nhanh chóng thực hiện các bước sau.
Bước 1: Hạ nhiệt vết bỏng
Đối với bất kỳ vết bỏng nào thì việc hạ nhiệt luôn là việc quan trọng nhất. Việc hạ nhiệt nên là hạ nhiệt dưới vòi nước lạnh, sạch (không nên dùng nước đá). Sau khi hạ nhiệt xong thì tuỳ tình trạng vết bỏng mà ta đưa ra các hướng xử lý tiếp theo.
Bước 2: Điều trị vết bỏng
Làm sạch và khô vết bỏng bằng khăn mềm sau đó rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý rồi lau khô. Băng vết bỏng lại để tránh nhiễm trùng rồi sau đó đưa người bị bỏng tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng.
Sau khi bị bỏng, ở các vết bỏng thường xuất hiện các vết phồng có bóng nước. Lúc này, bạn tuyệt đối không động hay có tác động phá huỷ bóng nước này để tránh vết bỏng lâu khỏi hay nhiễm trùng. Tốt nhất là để bóng nước tự nặn (với vết bỏng nhẹ) hoặc làm theo những tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh để côn trùng bâu vào hay có những tác động ngoại lực mạnh để vết thương nhanh khỏi.
Cách chữa bỏng nước sôi như sau:
Bước 1: Làm nguội vết thương
Khi không may bị bỏng nước sôi thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là hạ nhiệt vết thương. Khi bị bỏng, bạn ngay lập tức đưa nạn nhân tới vòi nước lạnh, sạch gần nhất và để vết bỏng dưới vòi nước lạnh từ 15 – 20 phút hoặc cho tới khi không còn cảm giác quá đau rát thì thôi.
Bước 2: Làm sạch và chống nhiễm trùng cho vết bỏng
Sau khi đã làm nguội vết bỏng, bạn dùng khăn sạch lau khô sau đó dùng thuốc mỡ trị bỏng hoặc kem bôi vết bỏng có chứa kháng sinh để chống vết bỏng bị nhiễm trùng. Trường hợp vết bỏng nhỏ và nhẹ thì bạn có thể bỏ qua bước bôi kháng sinh hoặc thuốc mỡ.
Bước 3: Băng bó và chăm sóc vết bỏng.
Sau 1 – 2 ngày các vết bỏng thường có hiện tượng phồng, sưng bọng nước. Lúc này, bạn cần giữ cho vết thương khô ráo, không được chọc vỡ vết phồng rộp. Hằng ngày lưu ý vệ sinh nhẹ bằng nước muối hoặc sát khuẩn để làm sạch vết thường. Trường hợp bỏng nặng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị chứ không được tự ý xử lý.
Để hỗ trợ điều trị vết bỏng từ bên trong, trong chế độ ăn bạn cũng thường xuyên bổ sung hàm lượng vitamin C để giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Nguồn vitamin này bạn có thể sử dụng thông qua viên nén tổng hợp hoặc vitamin C tự nhiên có trong cam, quýt, bưởi…
Trên đây là hai cách chữa bỏng mà bạn cần lưu ý nếu không may gặp phải. Tuy nhiên cũng xin nhấn mạnh thêm rằng, đây là những biện pháp bạn có thể tham khảo, nhất là ở giai đoạn xử lý sơ vết bỏng. Hai phương pháp nêu trên không phải đúng hết và có tác dụng trong tất cả các trường hợp. Cách tốt nhất khi bị bỏng vẫn là bạn sơ cứu kịp thời và đưa ngay nạn nhân tới gặp các bác sỹ.
Chuyên mục sức khỏe của kênh cẩm nang đời sống gia đình ameovat.com chúc các bạn luôn có những phương án xử lý tốt nhất khi không may bị bỏng.