03/02/2018, 21:45

Các biến chứng trong thai kỳ (Phần 2)

Tăng huyết áp ở mẹ bầu 4, Tăng huyết áp (huyết áp cao) Mất kiểm soát huyết áp có thể khiến mẹ và thai nhi có nguy cơ mắc các vấn đề. Nó được cho là làm tăng nguy cơ biến chứng như co giật trước sinh, nhau bong non, và tiểu đường. Những phụ nữ này cũng phải đối mặt với rủi ro như sinh ...

Tăng huyết áp ở mẹ bầu

4, Tăng huyết áp (huyết áp cao)

Mất kiểm soát huyết áp có thể khiến mẹ và thai nhi có nguy cơ mắc các vấn đề. Nó được cho là làm tăng nguy cơ biến chứng như co giật trước sinh, nhau bong non, và tiểu đường. Những phụ nữ này cũng phải đối mặt với rủi ro như sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân, và trẻ tử vong. Điều quan trọng nhất phải làm là thảo luận về vấn đề huyết áp với bác sĩ tư vấn của bạn trước khi mang thai để điều trị thích hợp và kiểm soát huyết áp trước khi mang thai. Điều trị huyết áp cao là rất quan trọng trước, trong và sau khi mang thai.

5, Đái tháo đường trong thai kỳ (GDM)

Thường xuyên kiểm tra đường huyết phòng đái tháo đường trong thai kỳ

Thường xuyên kiểm tra đường huyết phòng đái tháo đường trong thai kỳ

GDM được chẩn đoán trong thai kỳ và có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai. GDM là tình trạng cơ thể khó xử lý hiệu quả các loại đường và tinh bột. Từ đó dẫn đến lượng đường trong máu cao. Hầu hết phụ nữ mắc GDM có thể kiểm soát lượng đường trong máu của họ bằng một kế hoạch ăn uống lành mạnh từ bác sĩ tư vấn sức khỏe và hoạt động thể chất. Một số phụ nữ cũng cần insulin để giữ cho lượng đường trong máu được kiểm soát. Bệnh tiểu đường mà không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ

  • Co giật trước sinh.
  • Sinh sớm.
  • Bắt buộc phải sinh mổ.
  • Em bé lớn, có thể gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
  • Em bé sinh ra với lượng đường trong máu thấp, khó thở, vàng da.

GDM thường tự khỏi sau quá trình mang thai. Song phụ nữ mắc GDM có nguy cơ cao tái phát bệnh tiểu đường.

6, Béo phì và tăng cân

Béo phì và phụ nữ mang thai

Béo phì và phụ nữ mang thai

Phụ nữ càng thừa cân trước khi mang thai, nguy cơ biến chứng thai kỳ càng lớn hơn. Trong đó bao gồm co giật trước sinh, GDM, thai chết lưu và sinh mổ. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra béo phì khi mang thai có thể dẫn tới việc tăng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ vật lý trị liệu, và thời gian nằm viện sau sinh lâu hơn. Phụ nữ thừa cân và béo phì giảm cân trước khi mang thai có khả năng có thai khỏe mạnh.

7, Nhiễm trùng

Trong thời gian mang thai, em bé của bạn được bảo vệ khỏi nhiều bệnh như cảm lạnh thông thường hoặc một cơn đau dạ dày. Nhưng một số bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho bạn, bé con của bạn, hoặc cả hai. Những bước đơn giản như rửa tay, và tránh các loại thực phẩm nhất định, có thể bảo vệ bạn khỏi một số bệnh nhiễm trùng. Bạn có thể sẽ không nhận ra bạn bị nhiễm trùng. Bởi lẽ đôi khi nhiễm trùng không có triệu chứng gì rõ rệt. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ tư vấn sức khỏe của bạn.

8, Nôn nghén

Nôn nghén

Nôn nghén

Nhiều phụ nữ có một số biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn, hay “ốm nghén”, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Các nguyên nhân gây ra buồn nôn và nôn trong thai kỳ được cho là do hàm lượng hormone HCG (human chorionic gonadotropin) trong máu tăng nhanh chóng, được sản sinh bởi nhau thai. Tuy nhiên, chứng buồn nôn, ói mửa xảy ra nghiêm trọng, liên tục trong suốt thai kỳ khắc nghiệt hơn so với “ốm nghén”. Triệu chứng này có thể dẫn đến giảm cân, mất nước và có thể cần điều trị chuyên sâu.

Bệnh lý thai kỳ nghiêm trọng

Thể trạng của mẹ bao gồm các điều kiện vật chất và tâm lý mà có thể trầm trọng hơn do mang thai. Các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng nhất, thường gọi bệnh lý thai kỳ nghiêm trọng (SMM), ảnh hưởng tới hơn 50.000 phụ nữ ở Hoa Kỳ mỗi năm. Dựa trên xu hướng gần đây, gánh nặng này vẫn không ngừng tăng lên.

Mức độ nặng nhẹ của SMM có thể được gia tăng bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Bao gồm độ tuổi làm mẹ tăng lên, béo phì trước mang thai, các bệnh mãn tính và sinh mổ. Sự gia tăng SMM đem lại hậu quả rất lớn. Đó là nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế cao hơn, chi phí y tế trực tiếp cao hơn, thời gian lưu trú nhập viện và phục hồi chức năng lâu dài. Việc xem xét các trường hợp SMM có thể cung cấp cơ hội để xác định các điểm can thiệp giúp cải thiện chất lượng chăm sóc người mẹ. Theo dõi SMM sẽ giúp giám sát hiệu quả của các biện pháp can thiệp đã áp dụng.

0