08/02/2018, 15:45

Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Làm sao có thể báo cáo vi phạm bản quyền DMCA đến Google để loại các kết quả vi phạm bản quyền của bạn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé. Có thể bạn quan tâm: – Tóm tắt Báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google Bạn có bài viết, hình ảnh, nội dung thuộc sở hữu của bạn ...

Làm sao có thể báo cáo vi phạm bản quyền DMCA đến Google để loại các kết quả vi phạm bản quyền của bạn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: – 

Tóm tắt

Báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Bạn có bài viết, hình ảnh, nội dung thuộc sở hữu của bạn hoặc của công ty bạn. Nhưng bỗng 1 ngày đẹp trời. Bạn phát hiện ra có người copy y chang nội dung của bạn. Hoặc copy mà thay thế tên công ty, website của bạn bằng của họ.

Vậy phải giải quyết như thế nào?

Cách giải quyết đầu tiên là liên hệ trực tiếp với họ để yêu cầu họ gỡ xuống, hoặc ghi nguồn đầy đủ.  Nhưng nếu đã thực hiện rồi mà họ vẫn không hợp tác thì sao?

Vậy thì phải nhờ Google loại bỏ họ ra khỏi kết quả tìm kiếm mà thôi. Ở bài viết này mình chỉ hướng dẫn báo cáo vi phạm bản quyền để loại ra khỏi tìm kiếm xuất hiện trên Google thôi nhé. Còn đối với các sản phẩm khác của Google như Blogspot, Youtube sẽ có nơi báo cáo khác nhé.

Còn đây là định nghĩa của Google về bản quyền nhé:

Nếu bạn thấy bị xâm phạm cứ mạnh dạn mà báo cáo theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Hướng dẫn cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Bạn hãy truy cập vào đây nhé:

Hãy đăng nhập tài khoản Gmail hoặc tài khoản Google của bạn nhé.

Bạn sẽ thấy giao diện như thế này:

Do giao diện báo cáo vi phạm bản quyền cũng tiếng Việt rất dễ hiểu rồi. Nên mình lướt sơ qua những điểm trọng tâm như sau:

Những trường có dấu * là bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin vào.

Các trường này gồm:

Tên: 

Họ: 

Hai trường này là họ tên đầy đủ của người đứng ra báo cáo vi phạm bản quyền.

Chủ bản quyền mà bạn đại diện:

Đơn vị bạn đại diện. Nếu không có thì chọn Bản thân người dùng. Trang ngôi nhà kiến thức của mình do có thêm CTV nữa. Nên mình sẽ chọn là đại diện Ngôi nhà kiến thức. Bạn có thể thêm bằng cách nhấn vào Thêm chủ bản quyền được đại diện để thêm vào.

Địa chỉ email: Bạn hãy điền địa chỉ của bạn hoặc công ty bạn vô. Hãy điền chính xác, vì thường Google sẽ liên hệ lại để hỏi thêm thông tin xác minh bản quyền có phải của bạn không.

Quốc gia/Vùng: Cái này thì chọn Việt Nam. Nếu bạn hay công ty bạn ở nơi khác, quốc gia khác thì chọn cho đúng nhé.

Phần quan trọng nhất là đây:

Xác định và mô tả tác phẩm có bản quyền: Ở phần này bạn phải đưa ra những nội dung. Mà bạn bị sao chép bất hợp pháp. Lưu ý chỉ có 500 ký tự thôi nhé. Có sao chép nhiều hơn cũng chỉ đưa được 500 ký tự vào đây mà thôi.

Chúng tôi có thể xem mẫu được cấp phép của tác phẩm ở đâu?: Phần này bạn sẽ đưa đường dẫn chính về Web của bạn hay là nơi chính thức sở hữu nội dung bản quyền này. Ví dụ có người sao chép bài trên Ngôi nhà kiến thức này. Lại không ghi nguồn, mình sẽ đưa đường dẫn bài viết bị sao chép hay đường dẫn hình ảnh bị sao chép vào đây. Để bên Google xem xét.

Vị trí của tài liệu vi phạm: Ở phần này bạn đưa địa chỉ chính xác trang web cụ thể nơi đang vi phạm bản quyền của bạn. Ví dụ web abc.com/a.html chẳng hạn

Phần LỜI TUYÊN THỆ

Phần này chủ yếu là bắt buộc đánh dấu hết nhé. Nếu bạn là chủ bản quyền. Chả có gì phải suy tư ở phần này cả. Cứ mạnh dạn mà đánh dấu

Phần CHỮ KÝ

Phần này thì bạn ghi đầy đủ lại họ tên của như đã điền như ở trên. Như mình ở trên điền là tên là Duy Thuận họ là Trần ở đây sẽ điền lại đầy đủ là Trần Duy Thuận.

Đã ký vào ngày này: Cái này thì bạn nhập theo dạng tháng/ngày/năm nhé. Ví dụ ngày 20 tháng 01 năm 2018 thì bạn phải nhập là 01/20/2018 nhé.

Cuối cùng là đánh dấu vào phần tôi không người máy rồi sau đó gửi mẫu đơn khiếu nại.

Lưu ý:

Thời gian giải quyết đơn khiếu nại thường rất lâu. Có khi sẽ liên hệ với bạn qua email bạn đã điền ở trên để yêu cầu bằng chứng xác thực bản là chủ sở hữu tài liệu bị vi phạm bản quyền. Lúc đó bạn cần trả lời lại email để có thể tiếp tục quá trình giải quyết vi phạm bản quyền nhé. Nếu bạn bỏ ngang thì coi như báo cáo vô tác dụng.

Tất cả các bảng báo cáo vi phạm bản quyền sẽ được lưu trữ trên trang này:

: Nếu bạn thấy mấy trang có copy nội dung của bạn. Mà có đặt logo DMCA gì đó. Bạn lo lắng sẽ bị phản tác dụng. Mình xin khẳng định, cái logo chỉ là trò do 1 công ty dựa vào đạo luật DMCA làm ra để bán dịch vụ liên quan đến đạo luật bản quyền DMCA mà thôi.

Nếu bạn chứng minh được bản quyền của bạn, thì dù site đó có gắn DMCA Pro(tức bản trả phí thì vẫn bị Google chém như thường nhé). Do đó cứ an tâm mà báo cáo. Chứ đừng có nhìn thấy có biểu tượng DMCA hay DMCA Pro lại sợ không dám báo cáo bảo vệ bản quyền cho mình, thì chỉ tiếp tay cho kẻ cắp ngày càng lấn tới mà thôi.

Báo cáo vi phạm này chỉ giúp loại bỏ ra khỏi kết quả tìm kiếm của Google thôi nhé. Chứ không có tác dụng xóa nội dung vi phạm bản quyền.

Các bạn có thể xem những báo cáo vi phạm bản quyền mà mình từng gửi cho Google để yêu cầu loại bỏ ra Google tìm kiếm.

Hy vọng thông qua bài viết  này. Bạn đã có thể nắm được cách để báo cáo vi phạm bản quyền tới Google. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết  nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.

0