Hướng dẫn cách viết Meta Description – Mô tả cho bài viết
Viết Meta Description như thế nào? Viết ra sao mới phù hợp, thu hút người dùng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé. Có thể bạn quan tâm: – Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu qua . Ở bài viết này chúng ta sẽ đi vào cách viết Meta Description như thế nào mới phù hợp, tốt cho Seo. ...
Viết Meta Description như thế nào? Viết ra sao mới phù hợp, thu hút người dùng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm: –
Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu qua . Ở bài viết này chúng ta sẽ đi vào cách viết Meta Description như thế nào mới phù hợp, tốt cho Seo.
Tóm tắt
Cách viết Meta Description – Mô tả cho bài viết
Để có thể viết được Meta Description hay mô tả cho bài viết tốt. Ta phải đặt mình vào vị trí của người tìm kiếm.
Cụ thể như sau gồm những chi tiết sau:
- Meta Description phải có chứa mà người dùng đang tìm kiếm. Độ dài của nội dung thẻ Meta Description tối đa là tầm 170 ký tự, hiện nay đang có dao động lên tới 230. Tuy nhiên cái mô tả này do Google phát sinh ra chứ không phải do chủ trang web điền vô.
- Meta Description tốt nhất nên chứa những từ khóa dài nhầm để thu tóm các từ khóa mà ở bạn không còn đủ chổ để có thể cho vào. Việc này để cho bài viết có thể lên được những tốt hơn. Cũng như khiến người đọc quan tâm hơn.Ví dụ:
Giữa 2 mô tả bài viết như sau:
Đại lý vé máy bay tại TPHCM uy tín giá rẻ tốt nhất hiện nay
Tổng đại vé máy bay các hãng hàng không. Đảm bảo vé máy bay giá rẻ nhất thị trường hiện nay.Nếu là người tìm kiếm trên Google thì họ sẽ click vào mô tả bài viết thứ hai mà thôi. Do nó diễn giải nhiều hơn. Có sự hứa hẹn kích thích người dùng click vào hơn so với tiêu đề đầu tiên.
Tuy nhiên nếu người tìm kiếm đang ở TPHCM thì mô tả bài viết đầu tiên sẽ đánh đúng đối tượng và tỷ lệ click vào sẽ cao hơn ở mô tả bài viết thứ 2. Do đó bạn phải linh hoạt mà viết cho phù hợp với từng bài viết. Phục vụ chính xác đối tượng người đọc. - ….
Vậy có phải lúc nào cũng phải viết nội dung cho Meta Description?
Câu trả lời là tùy vô bài viết đó thuộc dạng gì. Từ khóa trong bài viết đó ra sao, thì mới quyết định có viết nội dung Meta Description hay không?
Chắc bạn nghe qua chắc cảm thấy khó hiểu. Sao ở bài viết trước bảo quan trọng, thì ở bài này bảo tùy vô bài viết. Để làm rõ vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu tiếp vấn đề qua ảnh bên dưới này.
Bạn sẽ thấy bài viết của Ngôi nhà kiến thức. Mặc dù tiêu đề bài viết không liên quan đến từ Boss nhưng vẫn lọt vô vào 10 vị trí đầu tiên.
Nếu bạn nghĩ do mình đã điền nội dung mô tả vào Meta Description thì bạn đã nhầm rồi nhé. Bài viết này mình hoàn toàn không điền gì vào Meta Description cả. Bạn có thể kiểm tra bằng cách Xem mã nguồn trang đó lên bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctr+U và tìm nội dung <meta description thử xem nhé. Đảm bảo bạn sẽ tìm ko thấy thẻ này. Vì do mình không điền nội dung cho thẻ này, nên sẽ không hiển thị ra thẻ này luôn.
Từ ví dụ này thì có thể rút ra Google tự khả năng lấy nội dung bài viết ra để làm mô tả cho bài viết trên kết quả tìm kiếm Google. Do đó đối với các bài viết chứa quá nhiều từ khóa linh tinh quá nhỏ bạn cũng không cần điền nội dung vào Meta Description.
Cứ để cho Google tự lấy nội dung trong bài ra hiển thị. Tất nhiên tự động thì có khi lấy dư thừa hoặc thiếu, lấy ra nội dung không hay như tự viết. Nhưng đây là giải pháp cá nhân mình cho là tốt nhất đối với các bài viết chứa quá nhiều từ khóa.
Còn đối với các bài viết đã xác định từ khóa rõ ràng. Thì bạn nên điền đầy đủ nội dung vào nhé. Ví dụ bài viết này của mình:
Bạn sẽ thấy đầy đủ nội dung của Meta Description là: P/S là gì? Từ PS là viết tắt của từ gì? P/S được dùng trên facebook mang ý nghĩa như thế nào? Hãy tìm lời giải đáp tại đây nhé.
Việc điền nội dung cho Meta Description hay hấp dẫn ra sao thì cái này tùy thuộc vô khả năng văn chương của bạn thôi. Mỗi người sẽ phát huy theo mỗi cách khác nhau.
Hy vọng qua bài viết đã có thể giúp bạn tìm hiểu, biết được cách viết meta description. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết nhé.