Các thiết bị điều khiển
Các thiết bị đóng cắt Cầu dao: là loại thiết bị đóng cắt bằng tay đơn giản nhất.Sử dụng: - Trong mạch điện có nguồn cung cấp đến 380V. - Để cắt mạch điện có công suất nhỏ và trung bình - Cần ...
Các thiết bị đóng cắt
Cầu dao: là loại thiết bị đóng cắt bằng tay đơn giản nhất.Sử dụng: - Trong mạch điện có nguồn cung cấp đến 380V. - Để cắt mạch điện có công suất nhỏ và trung bình - Cần thao tác đóng ngắt nhiều lần.Các loại: - Cầu dao có lưỡi phụ (hình 5-5) - Cầu dao đá hai cực (tay nắm ở giữa) (hình 5-6) - Cầu dao hai cực (tay nắm ở bên) (hình 5-7 a) - Cầu dao 3 cực 2 ngả (hình 5-7 b).Công tắc: là loại khí cụ đóng ngắt dòng điện bằng tay kiểu hộp, dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất bé, có điện áp một chiều đến 440 V và điện áp xoay chiều đến 500 V.Sử dụng: - Làm cầu dao tổng cho các máy công cụ. - Để đổi chiều quay động cơ điện hoặc đổi cách đấu cuộn dây stato động cơ từ sao (Y) sang tam giác (Δ)Cấu tạo: Xem hình 5-8: trình bầy cấu tạo của công tắc hộp. Nút ấn: là loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu...Sử dụng: để khởi động, dừng và đảo chiều quay của động cơ điện.Phân loại: - Nút ấn thường mở - Nút ấn thường đóng.Bộ khống chế: là một loại thiết bị điểu khiển trực tiếp hoặc gián tiếp từ xa, thực hiện các chuyển đổi mạch phức tạp để điều khiển khởi động, điều chỉnh tốc độ, đảo chiều, hãm... các máy điện và thiết bị điện.Phân loại: - theo kết cấu: hình trống và hình cam.(hình 5-10) - theo nguyên lý sử dụng: điện xoay chiều và một chiều. Công tắc tơ: là khí cụ đóng cắt điện áp thấp truyền động bằng điện từ. được dùng khá rộng rãi trong các mạch đóng cắt từ xa hoặc bằng nút ấn các mạch điện động lực có điện áp đến 500V, dòng điện đến 600A, có tần số đóng cắt trung bình 150÷1500 lần / giờ.Phân loại: - Theo nguyên lý truyền động (hình 5-13, 5-12, hình 5-11) - Theo dòng điện có công tắc tơ điện một chiều và xoay chiều.Khởi động từ: là thiết bị điện chủ yếu dùng để đóng cắt đảo chiều và bảo vệ quá tải (nếu có rơle nhiệt) cho động cơ điện xoay chiều.Cấu tạo: gồm vùng tắc tơ và rơle nhiệt.Phân loại: Khởi động từ đơn và khởi động từ kép.
Các thiết bị bảo vệ
Áptômát: là thiết bị điện phối hợp đóng cắt mạch điện (cắt tự động) có thể dùng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp...Tác dụng: bảo bệ ngắn mạch, quá tải, kém điện áp so qui định..Phân loại: tùy theo công dụng áptômát có tên gọi khác nhau, VD: áptômát dòng điện cực đại, điện áp thấp... (Xem hình 5-17, 5-16a)Cầu chì: Là thiết bị điện dùng để bảo vệ mạch điện, lưới điện hoặc các thiết bị dùng điện tránh khỏi dòng ngắn mạch. Tác dụng: để bảo vệ đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ điện...Cấu tạo: gồm dây chảy và thiết bị dập hồ quang.Phân loại: loại kín và loại hở. (Xem hình 5-17, 5-18).Rơle nhiệt: Dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải. Nó thường dùng kèm với khởi động từ, công tắc tơ. Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt lớn, phải có thời gian để phát nóng.Cấu tạo: Xem hình 5-19 Rơle dòng điện: dùng để bảo vệ mạch điện bị quá tải hoặc ngắn mạch và điều khiển sự làm việc của động cơ điện. Rơle dòng điện cũng có nhiều loại nhưng ở đây ta xét một loại điển hình, tương đối phổ biến là loại rơle quá dòng điện (hình 5-20). Trị số tác động của dòng đi qua rơle được chỉnh định bằng 2 phương pháp - Thay đổi sơ đồ đấu cuộn dây rơle - Di chuyển hệ thống đòn bẩy Rơle điện áp: có cấu tạo tương tự rơle dòng điện nhưng cuộn dây của nó có số vòng nhiều hơn và được mắc song song với mạch điện cần bảo vệ.Phân loại: tùy theo nhiệm vu rơle điện áp chia 2 loại: - Rơle điện áp cực đại - Rơle điện áp cực tiểu (xem bảng ghi ký hiệu các thiết bị trên sơ đồ điện ở phần chú thích).