25/05/2018, 07:27

Các tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch

Tất cả các tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch (ĐƯMĐ) đều có nguồn gốc chung là tế bào gốc ở tủy xương; chúng được biệt hóa để tạo thành các dòng tế bào khác nhau. - Dòng tạo máu biệt hóa thành các tế bào mono (monocyte, tiếng Hy ...

Tất cả các tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch (ĐƯMĐ) đều có nguồn gốc chung là tế bào gốc ở tủy xương; chúng được biệt hóa để tạo thành các dòng tế bào khác nhau.

- Dòng tạo máu biệt hóa thành các tế bào mono (monocyte, tiếng Hy Lạp: mono = đơn, cyte = tế bào), từ tế bào này tạo ra đại thực bào và tế bào tua, tức là các tế bào đơn nhân; các tế bào đa nhân (granulocyte) còn gọi là bạch cầu nhân đa hình (PMN) bao gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu kiềm, bạch cầu axit; dòng hồng cầu tạo hồng cầu; dòng tế bào nhân khổng lồ tạo tiểu cầu.

- Dòng lympho được tạo thành do các tế bào nguồn biệt hóa ở các cơ quan lympho trung tâm. Nếu vào tuyến ức sẽ tạo thành các tế bào T (từ chữ thymus = tuyến ức), còn nếu vào túi Bursa Fabricius thì sẽ tạo thành tế bào B. Ở động vật có vú không có túi Fabricius thì tế bào B được hình thành trong tủy xương hoặc gan bào thai

Các tế bào tham gia vào ĐƯMĐ - (Theo L.M.Prescott, J.P.Harley, D.A.Klein, 2005)

Đại thực bào (ĐTB)

ĐTB là các tế bào đơn nhân có nguồn gốc từ tủy xương. Thường có kích thước lớn có khả năng thức bào, tức là bắt và nuốt các phân tử lạ, kể cả các vi sinh vật. ĐTB có những hình thái khác nhau và cư trú ở nhiều nơi khác nhau. Trong huyết tương chúng ở dạng lưu động, đó là ĐTB thực sự, đóng vai trò trung tâm trong ĐƯMĐ. Trong tế bào chất có nhiều lyzoxom chứa các enzym tiêu hóa, dễ bắt màu thuốc nhuộm dành cho esteaz không đặc hiệu, các peroxitaz và hydrolaz axit.

- ĐTB tiết ra các sản phẩm sau:

• Các thành phần của bổ thể C1, C2, C3, C4, C5, và các yếu tố B, D, propecdin, I, H.

• Các proteaz trung tính (collagenaz, elastaz, chất hoạt hóa plasminogen).

• Cytokin: Interleukin IL-1, -6, -8, -10, -12, yếu tố hoại tử ung thư α (TNF-α), yếu tố kích thích quần lạc (CSF), interferon α (IFN-α).

• Các yếu tố gây đông tụ: tromboplastin mô, yếu tố V, VII, IX, X.

• Prostaglandin (PGE2, PGF2α)

- Trên bề mặt ĐTB có các thụ thể:

• Dành cho Fc của KT (phần Fab của KT gắn với KN)

• Dành cho C3b (để rồi C3b lại gắn vào KN)

• Dành cho lectin gắn vào đường mannoza trên thành tế bào vi khuẩn.

ĐTB được biệt hóa từ tế bào mono. Khi di chuyển tới các mô trở thành ĐTB cố định. Tùy theo từng loại mô mà có các tên gọi khác nhau. Ở phế nang thì gọi là ĐTB phế nang (alveolar), ở ổ bụng là ĐTB phúc mạc, ở dưới da là Langerhans (một dạng tế bào tua), ở gan là Kupffer, ở hạch lympho và lách là tế bào tua, ở mô thân kinh là tế bào hình sao.

Bạch cầu đa nhân (PML-polymorphonuclear leukocyte)

Bạch cầu (BC) đa nhân hay BC hạt có nguồn gốc từ tủy xương, chiếm 60-70%. Trong máu ngoại vi, chúng có khả năng bám dính và xuyên mạch. Chúng bao gồm BC trung tính, BC ưa kiềm, BC ưa axit. Chúng không có tính đặc hiệu với KN nhưng đóng vai trò quan trọng trong viêm cấp.

BC trung tính (neutrophil)

Gọi là BC trung tính là vì trong tế bào chất chứa nhiều bọng (hạt) nhỏ không bắt màu thuốc nhuộm kiềm hay axit, nhân tế bào có cấu tạo nhiều thùy

• Có khả năng thực bào mạnh

• Trên bề mặt có chứa các thụ thể dành cho lectin, Fc, C3b của bổ thể C3

• Trong bọng chứa các enzym myeloperoxitaz, Lyzozym, hydrolaz axit (ví dụ β-glucuronidaz, photphataz), peptit dạng cation (defensin).

• Có các bọng nhỏ chứa lactoferrin, lyzozym, histaminaz.

• BC trung tính cũng tiết ra các sản phẩm

0