Các phép tính trong hệ nhị phân
được thực hiện tương tự như trong hệ thập phân, tuy nhiên cũng có một số điểm cần lưu ý Phép cộng Là phép tính làm cơ sở cho các phép tính khác. Khi thực hiện phép cộng cần lưu ý: 0 + 0 = 0 ; ...
được thực hiện tương tự như trong hệ thập phân, tuy nhiên cũng có một số điểm cần lưu ý
Phép cộng
Là phép tính làm cơ sở cho các phép tính khác.
Khi thực hiện phép cộng cần lưu ý:
0 + 0 = 0 ;
0 + 1 = 1 ;
1 + 1 = 0 nhớ 1 (đem qua bít cao hơn).
Ngoài ra nếu cộng nhiều số nhị phân cùng một lúc ta nên nhớ :
- Nếu số bit 1 chẵn, kết quả là 0;
- Nếu số bit 1 lẻ kết quả là 1
- Và cứ 1 cặp số 1 cho 1 số nhớ (bỏ qua số 1 dư, thí dụ với 5 số 1 ta kể là 2 cặp)
Thí dụ: Tính 011 + 101 + 011 + 011
1 1 số nhớ
1 1 1 số nhớ
0 1 1
+ 1 0 1
0 1 1
0 1 1
--------
1 1 1 0
Phép trừ
Cần lưu ý:
0 - 0 = 0 ;
1 - 1 = 0 ;
1 - 0 = 1 ;
0 - 1 = 1 nhớ 1 cho bit cao hơn
Thí dụ: Tính 1011 - 0101
1 số nhớ
1 0 1 1
- 0 1 0 1
---------
0 1 1 0
Phép nhân
Cần lưu ý:
0 x 0 = 0 ;
0 x 1 = 0 ;
1 x 1 = 1
Thí dụ: Tính 1101 x 101
1 1 0 1
x 1 0 1
---------
1 1 0 1
0 0 0 0
1 1 0 1
---------------
1 0 0 0 0 0 1
Phép chia
Thí dụ: Chia 1001100100 cho 11000
Lần chia đầu tiên, 5 bit của số bị chia nhỏ hơn số chia nên ta được kết quả là 0, sau đó ta lấy 6 bit của số bị chia để chia tiếp (tương ứng với việc dịch phải số chia 1 bit trước khi thực hiện phép trừ)
Kết quả : (11001.1) 2 = (25.5)10